• Trang chủ
  • Nhà Cung Cấp
  • Dịch Vụ BacklinK
  • Công Nghệ
    • Phần mềm
    • Thủ Thuật PC
  • Liên hệ
Phone 0845.88.00.22
    • Trang chủ
    • Nhà Cung Cấp
    • Dịch Vụ BacklinK
    • Công Nghệ
      • Phần mềm
      • Thủ Thuật PC
    • Liên hệ
SPSEO
SPSEO
  • Trang chủ
  • Nhà Cung Cấp
  • Dịch Vụ BacklinK
  • Công Nghệ
    • Phần mềm
    • Thủ Thuật PC
  • Liên hệ
0845.88.00.22
Liên hệ ngay

Khái niệm cùng những mẹo tối ưu thẻ Meta Description

SPSEO > Blog > SEO > Khái niệm cùng những mẹo tối ưu thẻ Meta Description
Meta Description là gì

Meta Description là một trong những yếu tố SEO Onpage rất quan trọng, nó không những giúp bạn có thể SEO được tốt hơn mà còn tăng CTR (tỷ lệ nhấp) vào website. Khi mà những kỹ thuật SEO tối ưu website chưa thể mang lại được nhiều kết quả như bạn mong muốn thì hãy để ý tới mục này ngay lập tức.

Meta Description là gì
Cùng tìm hiểu về Meta Description.

Tìm hiểu về Meta Description

Phần này chúng ta cùng tìm hiểu Meta Description là gì? Đây được xem như là một thẻ meta tag bởi vì văn bản trong thẻ này không xuất hiện trên website. Văn bản sẽ được gắn vào trong một thẻ meta, do đó nó sẽ hiển trị trong HTML. Đa số thẻ này được sử dụng cho mọi website và blog dù là blog cá nhân, tin tức, landing page hay là các trang bán hàng… Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể.

Meta Description là gì?

Vậy thì cụ thể thẻ Meta Description là gì? Đây là một thẻ HTML còn được gọi là thẻ mô tả. Thẻ này có tác dụng truyền đạt những thông tin một cách ngắn gọn và hiển thị trên các công cụ tìm kiếm nhằm tóm tắt lại nội dung của trang. Trên công cụ tìm kiếm thì thẻ mô tả sẽ hiển thị ngay bên dưới title (tiêu đề) mỗi khi có người sử dụng truy vấn.

Tối ưu thẻ mô tả là một công việc của SEO On page, giúp cho website thân thiện và lên top trên các công cụ tìm kiếm được dễ dàng hơn. Ngoài ra thì thẻ này cũng sẽ giúp người dùng nắm bắt được thông tin của trang mình chuẩn bị nhấp vào, qua đó tối ưu được CTR.

Meta Description bao nhiêu ký tự

Độ dài của thẻ mô tả này rất quan trọng, bởi nếu như viết quá dài thì công cụ tìm kiếm sẽ không thể hiển thị đầy đủ và cắt bớt văn bản đi. Vậy thì Meta Description bao nhiêu ký tự là phù hợp? Vào năm 2015 thì Google đưa ra gợi ý về độ dài của thẻ mô tả chỉ nên dưới 165 ký tự mà thôi. Nếu như viết dài hơn thì thẻ meta này bị rút ngắn một cách tự động.

Meta Description bao nhiêu ký tự
Meta Description dài 150 ký tự là tốt nhất.

Đến cuối năm 2017 thì có một số tools Rank Ranger tính độ dài của thẻ mô tả này tối đa là 230 ký tự. Tuy nhiên thì đến 2018 lại có những bài viết nói về việc độ dài của thẻ mô tả được thay đổi lên tới 320 ký tự. Các thông tin này đều rất mơ hồ và chưa được xác nhận. Khi tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm chúng ta cũng thấy rằng độ dài của thẻ này không đạt tới con số 200.

Chính bởi những thông tin trên, để tối ưu độ dài cho thẻ Meta Description thì chúng ta chỉ nên giới hạn văn bản với ~150 ký tự mà thôi.

Tối ưu thẻ Meta Description

Tối ưu thẻ Meta Description sẽ giúp bạn SEO dễ hơn và tăng CTR, traffic cho website của mình thông qua các công cụ tìm kiếm. Vậy thì chúng ta nên tối ưu cho thẻ meta này như thế nào?

Độ dài Meta Description

Như đã phân tích ở trên, thì độ dài tối đa của thẻ mô tả là khoảng 165 ký tự. Tuy nhiên thì chúng ta chỉ nên giới hạn trong 150 ký tự. Nguyên nhân của việc này là bởi có thể Google sẽ cắt chúng ta thành đoạn, hoặc là để phù hợp với giao diện của điện thoại. Càng ngày lượng người sử dụng smartphone càng tăng lên, Google cũng đã chú trọng tới việc tối ưu cho mobile cho nên điều này khá quan trọng.

Thêm nữa là đối với những bài viết dạng review, liệt kê heading ngay trong thẻ mô tả… thì các bạn cần trừ hao cho những phần này. Bởi vậy mà ngay trong khoảng 150 ký tự này hãy truyền đạt nhiều thông tin tới người đọc nhất để tối ưu CTR và Onpage.

thẻ Meta Description
Ví dụ về thẻ Meta Description.

Mức độ unique

Đối với bot của Google thì content sẽ bao gồm cả code html. Chính bởi vậy mà nếu như Meta Description của bạn bị trùng lặp thì sẽ bị đánh giá là duplicate content. Ngoài ra thì khi nhiều trang có thẻ mô tả giống nhau cũng khiến cho người dùng cảm thấy không an toàn và tâm lý hoang mang.

Thẻ mô tả chủ yếu là hướng tới người dùng, các bạn cần viết sao cho hấp dẫn, độc đáo để tăng sức thu hút. Trong trường hợp bạn chưa nghĩ ra cách để tối ưu cho thẻ này thì có thể bỏ trống. Lúc này Google sẽ tự động lấy một phần văn bản của bạn để làm mô tả.

Tạo sự thu hút.

Để tăng CTR và lượt nhấp chuột thì Meta Description của bạn phải thật thu hút đối với người dùng. Bạn không nên chỉ viết mô tả đơn giản là tóm tắt ý của content, mà hãy biến chúng thành vũ khí để kêu gọi người dùng nhấp chuột vào. Thẻ mô tả cũng không nên dùng ngữ pháp khó hiểu, quá nhiều ẩn dụ hay là khiến người dùng phải suy nghĩ đau đầu.

Sử dụng những từ ngữ đơn giản, có chọn lọc, mang tính chất thuyết phục là tốt nhất. Thông qua những điều này bạn mới có thể tạo ra lời mời gọi để người dùng cảm thấy thân thiện và nhấp chuột vào website hay bài viết. Bạn có thể tận dụng một số từ ngữ như “hàng đầu, tốt nhất, giá rẻ, best….”.

Thu hút khách hàng với Meta Description
Hãy thu hút khách hàng với Meta Description.

Làm nổi bật thương hiệu

Thương hiệu là yếu tố marketing giúp bạn phát triển được bền vững hơn, hãy tận dụng Meta Description để nhắc tới thương hiệu để nhiều người biết tới bạn hơn. Đặc biệt là với phần mô tả của trang chủ thì đừng quên đề cập tới thương hiệu của mình.

Ngoài ra thì với việc nhắc tới thương hiệu trong mô tả, những từ khóa có chứa thương hiệu của bạn cũng sẽ dễ dàng để lên top hơn. Bởi vậy mà đừng coi thường tên thương hiệu khi nằm trong thẻ meta title hay là mô tả.

CTA – Call To Action

Một trong số những cách để tăng cao CTR (tỷ lệ nhấp chuột) với website của bạn trên công cụ tìm kiếm, đó là có CTA – Call To Action (kêu gọi hành động). Thông qua đó người dùng sẽ cảm thấy như mình nên nhấp chuột vào đó để có được các thông tin hấp dẫn hơn.

Một số CTA bạn có thể tận dụng như là: xem ngay, click ngay, mua ngay, xem thêm, dùng ngay, miễn phí ngay bây giờ…. Kết hợp với lối hành văn đem lại sự tích cực bạn sẽ tăng tỷ lệ nhấp chuột lên một cách đáng kể cho trang web của mình.

Mẹo tối ưu thẻ Meta Desciption
Tăng CTR với Call To Action.

Tối ưu từ khóa

Từ khóa xuất hiện trong Meta Description là một yếu tố quan trọng giúp website của bạn lên top được dễ hơn. Không những thế mà khi chứa từ khóa, Google sẽ giúp cho chúng được in đậm và trở nên nổi bật. Việc này giúp cho website của bạn thân thiện hơn với cả công cụ tìm kiếm lẫn người dùng.

Tuy nhiên hãy nhớ đừng nhồi nhét quá nhiều từ khóa trong thẻ mô tả. Bạn hãy lựa chọn ra khoảng 2 từ khóa quan trọng nhất để sử dụng. Đặc biệt là dùng các từ khóa liên quan tới nhu cầu của người dùng để qua đó cũng tăng được CTR cho website.

Kiểm tra trước khi dùng

Sau khi đã hoàn thành viết thẻ mô tả, hãy kiểm tra lại thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Google sẽ mất thời gian để cập nhật thông tin của bạn, chính bởi thế mà nếu bạn thay đổi thì sẽ mất vài giờ, vài ngày, thậm chí là cả tháng để thẻ mô tả của bạn được cập nhật khi hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Bạn có thể đặt mình vào vị trí của người tìm kiếm, đọc lại thẻ mô tả xem có hấp dẫn và thu hút hay chưa, mình có muốn nhấp chuột vào đó hay không? Qua đó bạn sẽ hoàn thiện được thẻ mô tả một cách hoàn hảo nhất.

Không tối ưu Meta Description bạn sẽ đánh mất những khách hàng quan trọng của mình, đây là lỗi lầm không đáng xuất hiện. Hãy dành đôi chút thời gian để tối ưu thẻ mô tả thật tốt để khách hàng có thể tìm thấy bạn. SPSEO chúc bạn thành công.

dangvanduc

Tôi là Đức đây. Tôi có đam mê bất diệt với digital marketing và đặc biệt là SEO nên tôi tạo website spseo.vn. spseo nơi chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm tôi có cũng như những dịch vụ tôi đang làm. Mong các bạn ủng hộ.  

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết mới

disavow link là gì? Cách disavow link hiệu quả
Cách disavow link hiệu quả cho trang web mà bạn cần biết? 11 Tháng Chín, 2021
inbound marketing là gì?
Inbound marketing là gì? Cách tối ưu hóa inbound marketing 4 Tháng Chín, 2021
Addon domain là gi?
Addon Domain là gì? Tại sao nên dùng Addon Domain? 4 Tháng Chín, 2021
Google PageRank là gì
Google PageRank là gì? Cách kiểm tra và tăng cường PageRank cho website 3 Tháng Chín, 2021

Chuyên mục

  • Chưa được phân loại
  • Công Nghệ
  • Dịch Vụ BacklinK
  • Google Ads
  • Nhà Cung Cấp
  • Phần mềm
  • SEO
  • Thủ Thuật PC
SPSEO
  • Thông tin công ty
    N06 B1thành thái, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
  • 0845.88.00.22admin@spseo.vn

Thông tin công ty

Hơn 25 năm làm việc trong lĩnh vực dịch vụ seo, phát triển các ứng dụng phần mềm và ứng dụng di động cho các khách hàng trên toàn thế giới, những người thất bại trong nhiệm vụ của họ.

Dịch vụ nổi bật

  • Dịch Vụ BacklinK
  • Google Ads
  • Phần mềm
  • Thủ Thuật PC

Bài viết mới

Cách disavow link hiệu quả cho trang web mà bạn cần biết?

11 Tháng Chín, 2021

Inbound marketing là gì? Cách tối ưu hóa inbound marketing

4 Tháng Chín, 2021

Liên hệ với chúng tôi

2021 All Rights Reserved by spseo.vn