Một trong những mục đích lớn nhất để các nhà quản trị website cố gắng tối ưu hóa trang web của mình, đó là để có thể thu hút nhiều hơn nữa lượt truy cập web trên công cụ tìm kiếm. Muốn nắm bắt được xu hướng tìm kiếm, cần tiến hành tốt hoạt động nghiên cứu từ khóa với sự góp mặt từ những công cụ hỗ trợ hàng đầu, điển hình là Google Keyword Planner. Được người dùng đánh giá như một công cụ nghiên cứu chuyên nghiệp tuyệt vời, Google Keyword Planner có thật sự như thế?
Google Keyword Planner là gì?
Công cụ nghiên cứu từ khóa Google Keyword Planner được phát triển nhằm đưa đến sự hỗ trợ tốt nhất cho các nhà quảng cáo trong hoạt động nghiên cứu xu hướng tìm kiếm từ khóa từ người dùng.
Đây là hoạt động rất quan trọng, bởi nền tảng của nó giúp các nhà quản trị quyết định được chiến lược SEO cũng như chiến dịch quảng cáo bằng một cách hợp lý hơn. Đa số các nhà quảng cáo ngày nay đều sở hữu cho mình công cụ hỗ trợ Google Adwords Keyword Planner để nhằm chuyên nghiệp hóa công việc, đem lại sự nâng cao cả về hiệu quả lẫn mức độ uy tín nhất định cho các doanh nghiệp.
Bằng cách sử dụng Keyword Planner Google, người dùng nhanh chóng biết được mức độ tìm kiếm từ khắp thế giới đối với một từ khóa bất kỳ có liên quan đến lĩnh vực của mình trong vòng một tháng.
Bên cạnh đó, những chỉ tiêu quan trọng khác như mức độ khó và cạnh tranh giữa các loại từ khóa này cũng được công cụ thống kê để làm cơ sở cho những quyết định đầu tư từ khóa chính đáng. Từ đây, lĩnh vực quảng cáo có được sự đảm bảo chắc chắn hơn trong hoạt động hoạch định và ước tính chi phí một cách chính xác, bằng cách triển khai chạy quảng cáo dựa trên những từ khóa hiệu quả với mức chi phí thấp nhất.
Cách truy cập Google Keyword Planner miễn phí
Google Keyword Planner free là phiên bản sử dụng hoàn toàn miễn phí dành cho người dùng. Cũng có nghĩa là bạn hoàn toàn không cần tốn chi phí chạy quảng cáo Adwords mà có thể sử dụng trực tiếp bằng tài khoản Google.
Một vấn đề nhỏ mà người dùng thường hay gặp phải khi truy cập vào giao diện chính của công cụ, đó là màn hình sẽ xuất hiện thông báo như bên dưới:
Thông báo này có nghĩa là hệ thống đang yêu cầu người dùng thiết lập một chiến dịch AdWords. Nhìn từ góc độ khách quan, dạng thông báo này thông thường sẽ không cho phép sự truy cập nào khác nếu như người dùng chưa bỏ ra chi phí truy cập. Tuy nhiên, nếu đã đọc bài viết này, bạn sẽ thấy sự thật không phải như vậy.
Vẫn có phương án khác cho những người dùng muốn truy cập vào công cụ này mà không muốn phải chạy quảng cáo Adwords. Thao tác thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng. Đầu tiên, người dùng tiến hành việc truy cập vào Keyword Planner Google. Tiếp theo, nhấp chuột chọn Go to Keyword Planner.
Ở phần này, người dùng đôi khi sẽ được hệ thống yêu cầu nhập lại mật khẩu xác thực. Khi màn hình xuất hiện mục tùy chọn What’s your main advertising goal, người dùng thao tác click chuột vào liên kết Experienced with Google Ads nằm phía dưới. Ở bước tiếp theo, người dùng lựa chọn mục Create an account without a campaign.
Màn hình sẽ xuất hiện trạng thái mới, người dùng nhấp chuột vào mục Submit.
Kết quả là màn hình sẽ hiển thị như ảnh minh họa:
Bạn tiếp tục thao tác nhấp chuột để chọn Explore your account. Bước tiếp đó, người dùng chọn mục Tools trên thanh menu rồi click vào Switch to expert mode.
Khi có thông báo xuất hiện, bạn hãy thực hiện theo như hướng dẫn để xác nhận chuyển đổi. Bước cuối cùng, người dùng nhấp chọn mục Tools trên thanh menu một lần nữa để mở ra liên kết đi tới Keyword Planner.
Tới đây là người dùng đã hoàn tất các công đoạn cần thiết để truy cập vào Google Keyword Planner mà không cần phải nhập vào thông tin thanh toán hoặc chạy quảng cáo AdWords.
Cách sử dụng Google Keyword Planner
Khi người dùng bắt đầu sử dụng, hệ thống sẽ thông báo tới hai lựa chọn để bắt đầu, bao gồm:
- Find keywords – Tìm từ khóa: Người dùng sẽ được cung cấp các ý tưởng từ khóa để hỗ trợ cho sự tiếp cận đến những đối tượng có quan tâm tới sản phẩm hay dịch vụ bạn đang cung cấp.
- Get search volume and forecasts– Lượng tìm kiếm và dự đoán: Hệ thống sẽ thông báo cho người dùng về lượng tìm kiếm và các số liệu lịch sử khác cần thiết của từ khóa, cũng như đưa ra nhận định về sự thay đổi của chúng trong thời gian sắp tới.
Kết quả cả hai khả năng trên là đều đi tới Keyword Planner, tuy nhiên sự khác nhau ở đây là về dữ liệu bởi vì tất cả các lựa chọn này đều không phải là công cụ độc lập.
Find keywords
Find keywords sẽ giúp người dùng thực hiện việc khám phá ý tưởng từ khóa mới. Với lựa chọn này, hệ thống Google sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể cho người dùng và công việc của bạn chỉ là nhập vào từ khóa, cụm từ hoặc URL liên quan tới doanh nghiệp. Kết quả nhận được sau khi hoàn thành sẽ là những gợi ý từ khóa trong khả năng của hệ thống. Giả sử trong một trường hợp, tổng kết quả thu được là 1.106. Người dùng sẽ thấy tại mỗi đề xuất những yếu tố sau:
- Tìm kiếm trung bình hàng tháng.
- Mức độ cạnh tranh tương quan.
- Giá thầu trang ở top đầu (tìm kiếm thấp).
- Giá thầu trang ở top đầu (tìm kiếm cao).
Khả năng nhập vào từ khóa của người dùng sẽ không bị hạn chế, do vậy mà nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể nhập cùng lúc 10 từ khóa/cụm từ để nhận gợi ý.
Công cụ Keyword Planner cũng sẽ hỗ trợ tối ưu cho người dùng bằng những tùy chọn sử dụng URL hoặc web làm từ khóa liên quan. Cũng tương tự như trên, với sự hỗ trợ này bạn có thể nhập cùng lúc tối đa 10 từ khóa và một URL liên quan.
Trong mọi trường hợp, hệ thống Google sẽ không bao giờ cho ra kết quả gợi ý hơn vài nghìn đề xuất từ khóa. Do vậy mà kể cả trong tình huống người dùng nhập vào tối đa số lượng từ khóa và liên kết UR, thì số lượng từ khóa gợi ý vẫn bị giới hạn như mọi trường hợp khác. Nếu như so với những công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa điển hình khác, thì số lượng kết quả mà người dùng thu được từ Google Keyword Planner là khá ít.
Get search volume and forecasts
Trong trường hợp người dùng đã có danh sách từ khóa cho mình nhưng muốn tìm kiếm thêm các số liệu liên quan? Get search volume and forecasts chính là lựa chọn dành cho bạn. Tất cả thao tác chỉ là dán những nội dung cần thiết vào Google Keyword Planner, nhấp chuột vào mục Get started để đi tới phần Forecasts.
Màn hình sẽ không hiển thị gợi ý từ khóa trực tiếp. Thay vào đó, kết quả ở đây sẽ cho bạn biết số lượng truy cập cũng như số lần hiển thị web trên công cụ tìm kiếm. Điều kiện đi kèm là người dùng cần chạy quảng cáo cho từ khóa của mình với phiên bản Google Adwords trong vòng 30 ngày tới. Hệ thống sẽ ước tính trước cho bạn về khoản chi phí, CTR và CPC cần bỏ ra.
Đa phần các dữ liệu này đều là phương án áp dụng cho các nhà quảng cáo Adwords. Tuy nhiên, người dùng nếu không muốn đăng ký quảng cáo mà vẫn cần phương án này giúp mình tạo ra lợi thế quảng bá website thì có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
Truy cập vào Historical Metrics, lúc này màn hình sẽ hiển thị lượng tìm kiếm từ khóa trung bình trong cả năm. Những bước thực hiện tiếp theo tương tự như khi bạn sử dụng tùy chọn “Find new keywords”.
Kết luận
Có thể nói Google Keyword Planner chính là công cụ nghiên cứu từ khóa hàng đầu cho các nhà quảng cáo với sự tiện ích cùng những tính năng nổi bật trong giao diện. Trên đây là những thông tin tổng quan về công cụ tối ưu này dành cho độc giả tham khảo. SPSEO mong rằng bài viết này sẽ là nguồn tư liệu hữu ích giúp đỡ cho công việc của bạn.
Xem thêm