Việc quản lý Backlink trong lĩnh vực SEO đóng vai trò co cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website của bạn trên google tìm kiếm. Ngoài việc đảm bảo bài viết phải lên top thì các SEOer cũng như các nhà quản lý phải đấu tranh với những vấn nạn spam backlink, nạn sử dụng link bẩn để chơi xấu nhau vậy nên Google Disavow ra đời. Vậy, cụ thể Disavow Link là gì? Cách Disavow Link hiệu quả ra sao? Hãy cùng SPSEO tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Disavow link là gì?
Disavow Link có tên gọi đầy đủ là google Disavow Link hay còn được biết đến với cái tên công cụ từ chối liên kết, đây là công cụ giúp những người quản trị website có thể tiến hành loại bỏ hoặc từ chối nhận các backlink từ hầu hết các website có chất lượng kém hoặc nội dung không cùng chủ đề trỏ đến website.
Bên cạnh đó, những trang web liên kết nếu không cùng một hệ thống, cũng như khu vực ngôn ngữ hoặc các vấn đề liên quan đến địa lý cũng sẽ được coi là những liên kết không đảm bảo chất lượng cho website, và tùy vào chất lượng của những trang đó mà Google có thể đưa ra đánh giá những trang này có phải là trang web spam hay không.
Công cụ google disavow này mang lại lợi ích to lớn, giúp cho các nhà đầu tư SEO có thể loại bỏ gần như là tất cả những liên kết đến website trên các trang web khác nhau, thậm chí là loại bỏ hàng trăm, hàng nghìn các backlink từ một tên miền nào đó trỏ đến.
Lý do nên sử dụng Disavow link
Trước khi tìm hiểu cách Disavow backlink thì chắc hẳn bạn cũng đã tìm hiểu hoặc có nhu cầu muốn biết lí do tại sao nên sử dụng công cụ này phải không? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé! Có hai lí do chính nên sử dụng Disavow backlink đó là:
Cải thiện thứ hạng hiệu quả cho website
Backlink có vai trò đặc biệt trong SEO, giúp cải thiện thứ hạng từ khóa hiệu quả cho website. Do đó bất kỳ Seoer nào cũng tìm cách xây dựng càng nhiều hệ thống backlink chất lượng càng tốt. Thế nhưng đây cũng là điểm yếu nếu đối thủ cạnh tranh của bạn dùng các thủ đoạn xấu, chơi “bẩn” khi đặt backlink trang web của bạn vào những trang web, các link spam hay những trang web nằm trong danh sách “đen” của Google.
Và đương nhiên khi đó trang web của bạn sẽ bị ảnh hưởng, thứ hạng từ khóa website của bạn trên công cụ tìm kiếm cũng không được hiển thị rõ ràng.
Disavow backlink chính là cách đơn giản để giúp trang web của bạn tránh các hình phạt từ Google. Sau khi được cảnh báo hoặc phát hiện ra backlink chơi“xấu” mình, bạn cần thực hiện disavow link ngay lập tức, nếu không muốn trang web của bạn nằm trong danh sách những trang web bị Google đánh spam.
Tránh các hình phạt không mong muốn từ Google
Nếu bạn cảm thấy việc xây dựng backlink của mình không tốt hoặc đang gặp trục trặc hay có vấn đề gì đó cần giải quyết, thậm chí bạn được google gửi thông tin cảnh báo tới tài khoản của mình về các backlink xấu, không tự nhiên hoặc các link spam thì bạn nên nghĩ ngay đến công cụ google disavow để giải quyết các vấn đề trên một cách hợp lý, tránh bị phạt và giảm thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm.
Các nhược điểm của disavow link là gì?
Việc tìm hiểu vai trò, lợi ích cũng như ưu nhược điểm của disavow link bên cạnh tìm hiểu cách disavow link chắc hẳn cũng là vấn đề khiến nhiều người quan tâm.
Tên miền của bạn có thể bị người khác từ chối
Mỗi lần bạn từ chối một đường link nào đó xuất hiện trên trang web của mình thì đều có những kết quả có thể xảy ra. Hoặc là việc làm đó sẽ giúp cho việc xếp hạng trong bộ máy tìm kiếm, hoặc là nó sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực.
Tên miền của bạn có thể được người khác cho là spam và từ chối nhận liên kết mà bạn đã gửi đến. Điều cần làm bây giờ đó chính là cần cân nhắc thật kĩ, gửi mail xác nhận cho đối tác biết tên miền là của bạn.
Từ chối một cách bất cẩn
Tình trạng từ chối một cách bất cẩn (careless disavowing) này xảy ra khi bạn không tìm hiểu, nghiên cứu qua về một đường link trước khi nhấn vào từ chối nhận liên kết từ nó. Nói cách khác, bạn không dành thời gian để kiểm tra xem một liên kết có thực sự là backlink spam hoặc có phải là Link rác hay không.
Thậm chí dù bạn có từ chối nhận liên kết dựa trên phần lớn các chỉ số, số liệu tìm kiếm, quan sát được từ các công cụ đo lường backlink (chẳng hạn như Monitor Backlinks) hay các số liệu nào đi chăng nữa thì đôi khi vẫn chưa đủ để bạn nhận biết chất lượng Link.
Vậy nên bạn luôn phải tìm hiểu thật rõ ràng để đi đến quyết định với sự chắc chắn rằng một liên kết nào đó là link spam và nó nên bị từ chối ngay lập tức.
Từ chối hàng loạt Disavow Link một liên kết vô hại
Vấn đề này là vấn đề liên quan đến việc từ chối một địa chỉ URL mà địa chỉ đó không thực sự làm tổn hại đến khả năng xếp hạng trên thanh công cụ tìm kiếm của website bạn.
Có thể bạn sẽ tiếp cận và tìm thấy nhiều thông tin mang hình thức chuyên môn (expert info) hoặc mang phạm vi sai lệch trên môi trường Internet, ví dụ như các thông tin cung cấp cho bạn những nguồn không chính xác, không có dẫn chứng xác minh về những loại link nào đó có thể làm tổn hại đến thứ hạng trong bộ máy tìm kiếm.
Ví dụ như chỉ vì một đường link có mức điểm số spam (spam score) cao hơn thì điều đó không có nghĩa là nó sẽ mặc định phải bị từ chối. Chắc chắn là nó có nguy cơ rủi ro spam cao hơn. Nhưng kết quả đưa ra đó là chỉ số duy nhất để xác định và dẫn bạn đi đến kết luận có thể đây là một link spam, link bẩn thì vẫn sẽ không có đủ những cơ sở cho thấy rằng đường link đó đáng bị từ chối.
Thế nên cần xác định thật kĩ các link mà bạn cho rằng nó là link spam và từ đó xác định có nên nhận liên kết từ chối từ đó hay không.
Các liên kết từ chối gây phản tác dụng cho người truy cập
Các trang web có thể vô tình làm hỏng hồ sơ liên kết của họ trong nội bộ các cấu trúc cũng như thông tin nội bộ Website. Điều này thường xảy ra với các trang web có hình phạt thủ công có thể khiến người dùng phải truy cập những quảng cáo, các liên kết, video mua bán sản phẩm hoặc cũng có thể là các biểu mẫu khảo sát gây khó chịu cho người dùng.
Bạn buộc phải “cắt tỉa”, loại bỏ các liên kết không liên quan tới nội dung và mục đích mà bạn muốn truyền tải tới khách hàng lẫn người truy cập.
Thời điểm thích hợp nên sử dụng Disavow Link
Nhận được các thông tin cảnh báo từ Google
Nếu trong tài khoản google webmaster của bạn có nhận được các tin nhắn, thông tin cảnh bảo của google về các backlink kém chất lượng thì điều đầu tiên cần làm là kiểm tra ngay trang web của mình và hãy cân nhắc sử dụng công cụ này nhé.
Website của bạn không hiển thi trên bộ máy tìm kiếm
Khi đột nhiên phát hiện website của bạn xuất hiện hiện tượng lượt truy cập bị giảm mạnh một cách đáng báo động dù bạn đã loại bỏ các backlink không chất lượng từ lâu nhưng lại không được Google chấp nhận.
Nếu vậy, đừng chần chừ nữa, hãy sử dụng công cụ Google Disavow để nó trở thành công cụ trợ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề khó khăn đó. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân nhắc một trong những điều có thể phát sinh rằng việc loại bỏ các backlink có ảnh hưởng không hề nhỏ đến thứ hạng website của bạn vì khi những backlink bị loại bỏ thì bạn phải mất khá nhiều thời gian cho việc phục hồi lại mọi thứ, kể cả thứ hạng của mình trên bộ máy tìm kiếm.
Cách disavow link cho website một cách hiệu quả nhất
Bước 1: Xây dựng, tổng hợp danh sách disavow link
Bạn cần tập hợp danh sách các disavow link của mình trong một tệp văn bản mà bạn sẽ tải lên trên nền tảng Google.
Trước tiên điều cần làm là phải định dạng tệp liên kết:
Chỉ định một đường dẫn URL hoặc tên miền cần có để có thể từ chối mỗi dòng. Bạn không thể từ chối toàn bộ các đường dẫn phụ, chẳng hạn như các đường dẫn example.com/en/
- Lưu ý: Nếu muốn bỏ tên miền thì trong tập tin điền như sau:
Ví dụ:
domain:abc.com hoặc domain:xyz.info
- Nếu buồn bỏ một link đã chọn thì copy đường link đó bỏ vào:
Ví dụ:
http://abc.com/a.html
Cần chú ý đến hình thức tệp. Tệp được chọn phải là tệp văn bản được mã hóa theo số liệu UTF-8 hoặc 7-bit ASCII
Tên tệp phải được kết thúc bằng .txt
Bước 2: Tiến hành đăng nhập vào công cụ Disavow link
Đăng nhập vào Google Webmaster Tools qua đường link sau http://www.google.com.vn/webmasters/ và click chuột vào nút: ĐĂNG NHẬP phía trên bên phải màn hình.
Bước 3: Điền các thông tin quan trọng, các thông tin bắt buộc
Điền các thông tin được yêu cầu như tên email, và mật khẩu, sau đó đăng nhập vào công cụ Disavow link
Bước 4: Truy cập, tiến hành chọn domain muốn gỡ
Truy cập vào link sau: https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main
Nếu bạn có nhiều domain thì việc cần làm là chọn domain mà bạn muốn gỡ bỏ link và tiến hành thực hiện ngay.
Bước 5: Thực hiện các thao tác từ chối liên kết
Click vào nút từ chối liên kết và thực hiện tiếp các thao tác tiếp theo.
Bước 6 : Thực hiện thao tác hiển thị trên màn hình
Bấm liên kết disavow và thực hiện các thao tác kế tiếp.
Bước 7: Chọn tệp đáp ứng đủ yêu cầu
Nhấn nút chọn tệp và tải lên các tập tin .txt mà bạn vừa tạo khi mới bắt đầu qui trình này.
Bước 8: Kết thúc mọi thao tác
Bấm hoàn thành và thực hiện xong mọi thao tác.
Lời kết
Bạn đã thực sự hiểu rõ Disavow Link là gì cũng như cách Disavow Link rồi chứ. Mong rằng bài viết này hữu ích và cung cấp thêm nhiều thông tin cho bạn cũng như doanh nghiệp. Hi vọng bạn sẽ sử dụng công cụ Disavow Link này một cách hữu ích để góp phần đưa trang web mình lên top cao trong tương lai nhé.