Hosting là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Đặc biệt với những ai đã và đang tìm hiểu, học về thiết kế web thì không thể không nắm bắt thông tin về hosting. Vậy hosting là gì? Ngay bây giờ chúng tôi sẽ cập nhật từ A- Z những thông tin liên quan đến host giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất.
Hosting là gì?
Khái niệm hosting là gì về cơ bản được lý giải theo nhiều khía cạnh khác nhau. Có lý giải mô tả xuất phát từ website. Theo đó hosting được hiểu nôm na là “lô đất” để xây dựng một ngôi nhà mang tên “website”. Nghĩa là một website được xây dựng và vận hành phải luôn cần có “đất quy hoạch”.
Tuy nhiên cách hiểu chuẩn nhất về hosting là dựa trên khía cạnh khoa học, công nghệ. Đơn giản hosting là tên gọi chung của host – web hosting. Đây là dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu online. Host là máy chủ luôn chạy trực tiếp xuyên suốt để đảm bảo cho một website luôn hoạt động. Từ đó giúp mọi người dùng trên internet có thể truy cập vào web ở muôn nơi, mọi thời điểm.
Ở đây bạn cần chú ý để tránh nhầm lẫn giữa host và tên miền. Bởi vì tên miền chỉ là một “địa chỉ” truy cập trỏ về host. Tức là cần có tên miền thì mọi người dùng mới có thể tìm về đúng web của bạn. Trong khi đó host là nơi lưu trữ những thông tin cần thiết mà người dùng muốn tìm kiếm. Tất nhiên cả host lẫn tên miền đều có những vai trò khác nhau và liên kết chặt chẽ cùng nhau để giúp web vận hành.
Những yêu cầu và tính năng cần thiết của hosting
Hosting hiện nay khá đa dạng nên cho phép bạn tự do lựa chọn theo ý muốn của mình. Trong đó bao gồm cả Hosting free và host có trả phí. Tuy nhiên để đánh giá một host tốt cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
Tốc độ tải trang
Đây là chỉ số quan trọng khi đánh giá chất lượng host. Chỉ số này sẽ được tính bắt đầu từ khi người dùng internet click web tới khi nội dung web mở ra hoàn toàn. Và thông thường chỉ số này sẽ được xem là lý tưởng nhất khi đạt 3 đến 5 giây.
Dung lượng
Đây là dung lượng lưu trữ bạn được sử dụng trong disk space lưu trữ dữ liệu web của mình. Theo đó web càng có số lượng dữ liệu cần lưu trữ nhiều sẽ cần đến host dung lượng lớn.
Băng thông
Đây là lượng dữ liệu trao đổi giữa web với người dùng trong 1 tháng. Băng thông sẽ được tính toán dựa vào số lượng người dùng truy cập vào web. Tất nhiên nếu không tính toán tốt thì sẽ tiêu tốn chi phí cho băng thông.
Khả năng chịu tải
Khả năng chịu tải của hosting là khả năng host có thể chấp nhận cho số lượng người dùng cùng truy cập vào web trong một thời điểm. Nếu khả năng chịu tải tốt thì đồng nghĩa web có thể cho hàng loạt người dùng truy cập mượt mà vào web. Trong khi đó ngược lại có thể host chỉ cho phép một số ít người dùng truy cập mà thôi. Và tất nhiên nếu vượt quá khả năng chịu tải của host thì tốc độ truy cập sẽ rất chậm.
Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
Hosting được phân phối bởi nhiều nhà cung khác nhau. Vì thế việc đánh giá host luôn đi kèm với nhà cung cấp. Bởi vì host trong quá trình sử dụng có thể gây ra một số lỗi. Và khi đó nhà cung cấp sẽ là người hỗ trợ việc sửa lỗi.
Ở đây tùy theo từng loại host mà mức hỗ trợ của nhà cung cấp là khác nhau. Chẳng hạn loại shared host thì đơn vị sẽ quản lý cũng như chịu trách nhiệm toàn bộ. Tuy nhiên dù chọn host nào thì việc nhà cung cấp đảm bảo tốt về dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng luôn cần ưu tiên.
Các loại hosting phổ biến hiện nay
Để liệt kê các loại host có trên thị trường hiện nay (free hosting và trả phí) thì rất nhiều. Trong đó mỗi loại thường tồn tại những ưu, nhược điểm riêng. Đặc biệt từng người dùng khác nhau sẽ có những nhu cầu riêng về loại hosting sử dụng. Tuy nhiên theo các thống kê chung cho thấy có một số loại host web nổi bật được ưa chuộng. Đó là:
Shared Hosting
Đây là loại web hosting được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Song host vẫn tồn tại cả những ưu điểm và nhược điểm. Trong đó theo ghi nhận host thực sự phù hợp cho những người thiết kế web nhỏ, blog.
Ưu điểm
- Host giá thành thấp. Nếu so sánh với nhiều loại khác thì loại này có giá thấp nhất
- Host thân thiện với người mới. Ngay cả người vừa bắt đầu tìm hiểu về host, không có nhiều kiến thức về kỹ thuật, công nghệ
- Host chia sẻ tài nguyên server cùng những người dùng khác của nhà cung cấp. Nhờ vậy server đã được cấu hình sẵn
- Control panel dễ sử dụng
- Host được quản lý, vận hành bởi nhà cung cấp
Nhược điểm
Shared hosting nổi bật với khả năng làm viêc tốt. Tuy nhiên thực tế khi có số lượng lớn người dùng internet truy cập web host thì dễ xảy ra sự cố. Nhất là tình trạng tốc độ tải trang sẽ chậm đi rất nhiều. Hoặc tình trạng bị tấn công bởi phần mềm độc hại, virus. Bởi vì loại host này là chia sẻ với cùng nhiều người dùng khác. Tức là web của bạn sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp các web khác chung server cùng bạn bị tấn công.
Ngoài ra theo ghi nhận thì loại web host này còn tồn tại một số nhược điểm khác nữa. Chẳng hạn như:
- Ít quyền kiểm soát máy chủ
- Có độ bảo mật không tốt
- …
Dedicated Server Hosting
Đây là loại hosting cho phép bạn toàn quyền kiểm soát cấu hình server. Điều này hoàn toàn ngược lại với loại shapred hosting. Theo đó bạn có thể tự do truy cập vào server lưu trữ web cũng như thực hiện các tùy chỉnh. Chẳng hạn như:
- Cài đặt thêm phần mềm theo ý muốn
- Thay đổi hệ điều hành
- Thay đổi, tùy chỉnh ngôn ngữ
- Chỉnh sửa cài đặt cấu hình
- …
Đặc biệt host không chia sẻ tài nguyên máy chủ với những người dùng khác. Do đó khi bạn sử dụng host sẽ đảm bảo tốc độ tải web cao. Đồng thời dung lượng lưu trữ của host cũng khá ấn tượng. Chưa kể host còn rất đáng tin cậy, có độ bảo mật cao.
Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm thì Dedicated Server Hosting cũng được đánh giá tồn tại một số điểm trừ. Bao gồm:
- Nhà cung cấp không chịu trách nhiệm hay quản lý host. Thay vào đó bạn sẽ là người đảm nhiệm công việc đó. Nghĩa là nếu có lỗi xảy ra bạn phải tự mình xử lý.
- Không dành cho người mới tìm hiểu host hay người không có kiến thức quản trị server
- Giá thành đắt
VPS Hosting
Đây là loại hosting được ghi nhận sở hữu những đặc điểm “dung hòa” giữa shared và Dedicated. Theo đó với loại host này bạn có riêng máy chủ chuyên dụng. Song máy chủ ở đây không phải máy vật lý mà là máy chủ ảo. Cụ thể một số ưu/nhược điểm của host được tổng hợp như sau:
Xem thêm:
Ưu điểm
- Tài nguyên server riêng
- Không bị ảnh hưởng từ những người dùng khác khi truy cập
- Có quyền truy cập hoàn toàn vào server của mình
- Dễ nâng cấp, điều chỉnh theo ý muốn của mình
- Khả năng tùy biến cao
- Đảm bảo tính bảo mật, bảo vệ web trước sự tấn công của virus
- ….
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của host là không dành cho người không chuyên. Thay vào đó sử dụng host cần có kiến thức quản trị server. Bởi vì bạn sẽ là người trực tiếp quản lý, điều chỉnh host. Nếu có xung đột xảy ra bạn sẽ xử lý sao cho ổn thỏa nhất.
Ngoài ra VPS hosting nếu xét về mức giá thì cũng không phải quá rẻ. Giá host đắt hơn Shaprer host nhưng rẻ hơn Dedicated host.
Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh chủ đề về hosting. Bạn có thể cập nhật nhanh để tìm kiếm được kiến thức cần thiết cho mình. Đặc biệt nếu bạn còn có nhu cầu được tư vấn thêm bất cứ thông tin gì về SEO, WEB thì hãy liên hệ SPSEO. Chỉ cần bạn truy cập: https://spseo.vn/ và để lại những câu hỏi của mình sẽ được chuyên gia hỗ trợ nhanh chóng.