Silo là gì? Cấu trúc và cách xây dựng 1 mô hình Silos hoàn hảo ra sao? Nếu bạn đang trong quá trình nghiên cứu để tạo ra 1 website cho mình. Có lẽ những kiến thức về cấu trúc Silos sẽ rất hữu ích đối với bạn trong trường hợp này. Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin nội dung bài viết được Spseo.vn chia sẻ dưới đây.
Khái niệm thế nào là Silo
Silo chính là một cách xây dựng nội dung website đặc biệt. Người làm seo sẽ tiến hành bóc tách những phần nội dung có liên quan đến nhau. Những nội dung này sẽ được nhóm thành các chủ đề nổi bật và khác nhau. Điều này khiến cho người dùng truy xuất và tìm kiếm thông tin nhanh hơn rất nhiều.
Việc truy xuất và tìm kiếm thông tin nhanh thường được google rất ưu tiên. Vì thế, bạn có thể hiểu vai trò của Silo thực sự rất quan trọng với website. Điều này được thể hiện là:
Vai trò của Silos trong quá trình làm seo
- Người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm các thông tin trên website một cách nhanh hơn. Bởi vì, website được thiết kế theo kiểu cấu trúc chuyên sâu theo từng nội dung nhỏ có liên quan. Một website chính sẽ được chia thành rất nhiều các category khác nhau và riêng biệt. Trong mỗi category sẽ là một chủ đề lớn. Và bên trong mỗi category này sẽ bao gồm các nội dung liên quan đến chủ đề đó. Đây cũng chính là cách mà người dùng xây dựng một website theo kiểu cấu trúc silo.
- Với một trang website càng có nhiều nội dung có liên quan tập trung tới 1 chủ đề nào đó. Thì con bọ Google sẽ dễ dàng ghi nhận về mật độ nội dung của website bạn. Vì thế, độ xếp hạng của website cũng sẽ được đánh giá cao hơn.
- Mô hình Silo sẽ hỗ trợ quá trình làm seo của bạn rất tốt. Nhất là trong vấn đề Onpage. Bởi vì, nếu bạn có sự nghiên cứu từ khóa cực tốt cho website của mình. Đồng thời, các bài viết của bạn sẽ bao gồm nhiều truy vấn liên quan tới tìm kiếm. Những tìm kiếm này phải liên quan tới 1 chủ đề thực sự nào đó của người dùng. Điều này sẽ khiến cho website của bạn đạt được vị trí cao trên google.
Như vậy, sau khi bạn đã hiểu được Silo là gì thì bạn nên tìm hiểu về cấu trúc silos. Bằng cách này bạn sẽ biết cách phải làm sao để xây dựng 1 trang web đạt chuẩn. Bởi vì, quá trình làm seo sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn khi 1 website được onpage tốt.
Cấu trúc Silo là gì?
Khi nghiên cứu về cấu trúc silo bạn hãy hình dung tới tòa tháp thức ăn cho vật nuôi. Việc xây dựng cấu trúc như vậy chính là được tạo ra từ ý tưởng này. Bởi vì, các nội dung có liên quan sẽ được liên kết chặt chẽ với nhau. Sau đó, các nội dung này sẽ được đặt vào cùng 1 chức năng. Các chức năng có cùng cấp độ sẽ được sắp xếp thành 1 hàng và có sự phân cấp. Như vậy, cấu trúc này sau khi được xây dựng hoàn thiện xong sẽ giống 1 cái tháp.
Trong cấu trúc silos, các link ở trên website luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đặc biệt, các link được tạo ra cần phải có sự tuần tự trước và sau nhất định. Đối với các link cụt bạn có thể ít cho xuất hiện trên trang hơn. Link cụt ở đây bạn có thể hiểu là liên kết của các bài viết trong website. Hãy triển khai vào các link ở dạng danh mục, chuyên mục hay category là tốt nhất.
Một website được thiết kế theo kiểu cấu trúc đặc biệt này. Bạn sẽ dễ dàng níu chân được khách hàng ở lại website của bạn lâu hơn. Bot Google sẽ dễ dàng tìm kiếm và truy xuất tới bài viết của bạn. Từ đó, các nội dung trên website sẽ được index nhanh và an toàn hơn.
Cách xây dựng 1 cấu trúc Silos hoàn hảo trong seo
Hiện nay, cấu trúc silo vẫn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho dân làm seo hiện nay. Nếu bạn triển khai được mô hình silo này. Chắc chắn, quá trình làm seo của bạn sẽ đơn giản và hiệu quả luôn được phát huy tối đa. Do đó, chúng tôi sẽ chia sẻ 3 cách xây dựng 1 cấu trúc silos hoàn hảo sau đây:
Cách 1: Tạo Silos theo Category
Đây chính là cách xây dựng một cấu trúc Silos mà dân làm seo thường hay áp dụng nhất. Bạn có thể vận dụng 3 bước xây dựng cụ thể như sau:
Cần đưa ra chủ đề chính của website
Đầu tiên, chúng ta cần phải xác định chủ đề chính của website để hướng phát triển tới đó. Vì thế, khi xác định chủ đề của website. Người làm seo cần đưa ra những câu trả lời cho các câu hỏi như:
- Website của bạn đang kinh doanh hay cạnh tranh về vấn đề nào?
- Các chủ đề nào có liên quan tới website mà bạn đang định xây dựng.
Sau đó, trong quá trình nghiên cứu chủ đề cho website của mình. Bạn có thể tìm kiếm thêm những từ khóa liên quan tới chủ đề đó. Việc làm này sẽ phục vụ cho công việc xây dựng liên kết nội bộ và seo sau này.
Đưa ra ý tưởng về nội dung cho từng chủ đề
Sau khi nghiên cứu và đưa ra các chủ đề sẽ có trong website của bạn. Lúc này, bạn cần hướng tới yếu tố rất quan trọng trong seo. Đó chính là, nội dung cho từng chủ đề đó là gì? Để có thể làm được việc này bạn hãy trả lời các câu hỏi liên quan như:
- Người truy xuất sẽ sử dụng cách nào để tìm kiếm tới nội dung của bạn.
- Phải triển khai kế hoạch ra sao khi bắt tay vào việc xây dựng chủ đề cho website.
Kiểm tra các link building
Để kiểm tra các link building bạn cần rà soát một lượt từ trên xuống dưới cấu trúc website. Người làm sẽ đi từ hướng bắt đầu ở menu chính. Sau đó, bạn chèn các liên kết nội bộ của các trang có chủ đề liên quan với nhau. Cách làm này sẽ giúp cho các trang có liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
Để có thể xây dựng được cấu trúc silo theo kiểu này. Bạn hãy quan sát hành động tìm kiếm của người dùng trong content của bạn. Từ đó, bạn sẽ sử dụng thêm các anchor text thuộc vào phạm vi từ khó của bạn. Sau đó, bạn sẽ liên kết giữa các bài viết với nhau bằng anchor text này.
Liên kết các bài viết tới trang mục tiêu
Đây chính là bước cuối cùng để bạn hoàn thiện một cấu trúc silo hoàn chỉnh. Đó là, người làm seo đăng tải những nội dung bài viết đảm bảo chất lượng. Bài viết có chứa những từ khóa liên quan tới nội dung và đặt vào các silos tương ứng.
Cách 2: Xây dựng mô hình silos theo vòng tròn
Cách xây dựng cấu trúc Silos này sẽ là 1 tín hiệu tốt tới các công cụ tìm kiếm. Bằng cách, bạn tạo ra một silos tròn của các nội dung bài viết của 1 trang Silo. Cụ thể hơn bạn có thể thực hiện qua 3 bước sau:
- Tạo ra khoảng 4 – 5 bài viết trên blog liên quan tới 1 chủ đề duy nhất với trang silos mục tiêu.
- Mỗi bài đăng trên blog cần có 1 link liên kết tới bài đăng khác vẫn trên blog.
- Sau đó, các bài đăng trên blog sẽ có link liên kết tới trang silos mục tiêu. Tuy nhiên, mỗi bài viết bạn chỉ nên liên kết tới 1 trang silo mà thôi. Điều này sẽ không làm phá vỡ vòng tròn liên kết các nội dung liên quan.
Cách 3: Xây dựng silo chiến lược
Xây dựng silo chiến lược là việc bạn tập trung vào việc sử dụng các liên kết nội bộ. Từ đó, bạn sẽ tạo nên một sự liên kết chặt chẽ làm tăng sức mạnh của website. Người làm seo có thể xây dựng các liên kết giữa các trang hay bài viết. Bằng cách, bạn sử dụng tối ưu hóa anchor text để website được hoàn hảo hơn.
Khi tìm hiểu bài viết của chúng tôi tới phần này rồi. Có lẽ, bạn đã hiểu hơn về khái niệm Silo và cấu trúc silos như thế nào rồi phải không? Ngay bây giờ, bạn nên kiểm tra website của mình xem đã được xây dựng theo đúng cấu trúc chưa? Hãy đưa ra bình luận cho chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé.