Có bao giờ bạn nghe tới thuật ngữ SERP chưa? Tôi tin chắc có rất nhiều người làm trong lĩnh vực SEO không biết đến SERP là gì. Nhưng thực chất thì nó lại là cụm từ khá phổ biến trên internet mà tôi khẳng định bạn đã từng sử dụng qua. Bạn còn mơ hồ và không biết nó là gì đúng không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng tôi giải đáp thắc mắc nhé!
Thuật ngữ SERP là gì?
SERP là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Results Pages – trang hiển thị kết quả của công cụ tìm kiếm. Đó là những kết quả trả về website của Google đối với truy vấn của người dùng bao gồm những kết quả của trang quảng cáo và cả những kết quả tự nhiên (SEO) hay những đoạn trích dẫn nổi bật, đồ thị tri thức và kết quả Video được hiển thị trên trang.
Có 4 tính năng chính của kết quả SERP bạn cần lưu ý đó là :
- Các kết quả tự nhiên của Google ( SEO )
- Quảng cáo trên công cụ Google Adwords, Google Shopping,…
- Một số bảng xếp hạng các địa điểm (Local Business)
- Các dữ liệu có cấu trúc hoàn chỉnh
- Trang kết quả tìm kiếm sẽ được ưu tiên hiển thị hơn là các kết quả của quảng cáo Google. Nó có tới 7 vị trí được sắp xếp xoay vòng với 4 vị trí trên TOP đầu và cả 3 vị trí ở phía cuối trang. Tuy nhiên các vị trí kết quả này không mất phí quảng cáo dựa vào SEO thì được xác định bởi thuật toán của công cụ Google.
Vai trò nổi bật của SERP trong SEO
Nếu như bạn đang sở hữu vị trí số 1 trên bảng kết quả tìm kiếm SEO. Thì cũng không chắc rằng bạn sẽ nhận được tất cả các lượt nhấp chuột của người dùng với cùng các truy vấn tìm kiếm.
Thực tế cho thấy thì theo báo của Advanced Web Ranking sẽ có hơn 25% tỉ lệ nhấp chuột với giao diện mobile và khoảng 32% với giao diện trên máy tính. Trong trường hợp dù bạn đang giữ TOP 1 trên SERP.
Việc tối ưu SERP sẽ giúp bạn có được nhiều lượt nhấp chuột hơn. Không cần là bạn phải đạt TOP 1 với các kết quả tìm kiếm dựa vào SEO mà điều quan trọng hơn cả là làm như thế nào để bạn sở hữu 1 vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm Google và làm cho kết quả của bạn thật sự nổi bật để thu hút được nhiều lượt click chuột từ người dùng.
Đến đây thì bạn đã nhận thấy các vai trò quan trọng của SERP là gì rồi chứ? Hãy tự cảm nhận và đưa ra kết quả cho riêng mình nhé. Tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem công cụ Google có các loại SERP phổ biến nào nhé !
Một số công cụ cơ bản được hiển thị trong SERP
Các công cụ tìm kiếm cơ bản hiện nay có thể kể đến như: Google, Yahoo, Bing, Cốc cốc,… Và SERP là sự tổng hợp của nhiều loại kết quả khác nhau. Đối với công cụ tìm kiếm lớn, được sử dụng phổ biến như Google dựa vào các công cụ hiển thị như sau:
- Kết quả tìm kiếm không phải trả phí: Đây là công cụ được xác định bởi thuật toán phức tạp của Google. Thường hiển thị các kết quả tiêu chuẩn gồm tiêu đề (title), ngoài ra có URL trang và thẻ mô tả (meta).
- Kết quả tìm kiếm có trả phí: Thường xuyên xuất hiện với biểu tượng “Quảng cáo” ở góc phía trên cùng bên trái của ô kết quả tìm kiếm.
- Các đoạn trích dẫn nổi bật: Phần thông tin nổi bật của đoạn trích dẫn được lấy từ nội dung trên bài viết (gồm chữ viết, hình ảnh, và cả video).
- Hộp thư trả lời trực tiếp: Cung cấp câu hỏi và trả lời ngay trên các trang kết quả tìm kiếm.
- Sơ đồ và bảng tri thức: Biểu đồ và bảng thông tin được hiển thị ở bên phải và thường được lấy từ các nguồn uy tín như Wikipedia.
- Bản đồ chỉ địa điểm: Vị trí địa điểm của bản đồ có liên quan đến những kết quả được tìm kiếm.
- Kết quả hình ảnh: Google giúp tìm kiếm hình ảnh có liên quan đến nội dung theo bộ lọc bạn mong muốn.
- Kết quả video: Thường hiển thị dưới dạng có 3 video khác nhau và chức năng xem thêm.
- Câu hỏi thường gặp: Được xuất hiện ở giữa trang tìm kiếm và dưới dạng tìm kiếm bằng tiếng Anh.
- Tin hàng đầu (Top Stories): Khu vực Google sẽ ưu tiên hiển thị các thông tin mới nhất để thu hút người đọc.
- Tin tuyển dụng – Việc làm: Sau quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, hiện tại công cụ Google đã ưu tiên vị trí đầu tiên của SERP cho mục hiển thị này.
- Kết quả mua sắm của Google: Mang đến thông tin khi người dùng muốn tìm kiếm các sản phẩm.
Cách nghiên cứu SERP bằng công cụ SEMrush
Dưới đây là các công cụ cho phép bạn nghiên cứu các tính năng của SERP bằng công cụ SEMrush:
- Theo dõi vị trí địa điểm
- Cảm biến công cụ SEMrush
- Vị trí để nghiên cứu hữu cơ
- Công cụ ma thuật tìm kiếm từ khóa
- Khó khăn từ các từ khóa
- Kiểm tra SEO trên trang web
- API
Ngoài các công cụ được đề cập ở trên, thì bạn có thể nghiên cứu thêm các SERP Feature trong ngành của mình bằng những công cụ khác như:
Theo dõi vị trí
Theo dõi vị trí: Để khám phá các tính năng của SERP bao gồm toàn bộ từ khóa mục tiêu tùy chỉnh của bạn. Điều này có thể xác định chính xác các Đoạn trích nổi bật mà trang web của bạn chiếm và làm mất theo thời gian.
Cảm biến
Cảm biến: Việc làm này là để khám phá tính năng SERP nào có mặt nhiều nhất trong các ngành tìm kiếm khác nhau.
Báo cáo vị trí
Báo cáo vị trí không phải trả tiền: Bạn chỉ cần nhập tên miền và lọc thứ hạng hữu cơ của chúng để tìm r từ khóa kích hoạt tính năng và tên miền có thứ hạng cao.
Công cụ ma thuật từ khóa
Keyword Magic Tool: Dùng để lọc nghiên cứu từ khóa của bạn bằng các tính năng SERP.
Công cụ độ khó của từ khóa
Công cụ Độ khó Từ khóa: Nhằm hiển thị các tính năng SERP khác nhau mà một từ khóa cụ thể đã được kích hoạt.
Kiểm tra SEO trên trang
Quá trình kiểm tra SEO trên trang: Nhận các đề xuất mới để nhắm đến mục tiêu và xếp hạng cho các tính năng SERP khác nhau.
10 bước triển khai SERP hiệu quả
Bước 1: Phân tích các chỉ số click và lượng traffic tiềm năng
Khi muốn phân tích các từ khóa tiềm năng, thì nhiều bạn thường chọn cách dừng lại ở bước kiểm tra lượng volume tìm kiếm của từ khóa.
Thế nhưng bạn đã quên mất rằng công cụ tìm kiếm Google ngày càng cho ra nhiều kết quả hiển thị dưới dạng Featured Snippet, hay là People Also Ask và Knowledge Panel,…
Từ đó người tìm kiếm cũng không còn lý do gì để click vào trang web của bạn nữa, vì mọi thông tin hay sản phẩm họ cần đều đã được hiển thị trực tiếp trên SERP rồi.
Thế nên, sẽ có những tình huống khó khăn bạn phải đối mặt khi dành vị trí cao nhất cho keyword có lượt tìm kiếm khủng, nhưng lại nhận được một vài traffic ít ỏi.
Để không phải lao đầu vào một cuộc chơi mà bạn đã nắm chắc bàn thua, thì bạn hãy mau kiểm tra chỉ số click ngay và luôn đi nhé.
Muốn kiểm tra chỉ số click đơn giản là cần kiểm tra xem có bao nhiêu lượt tìm kiếm từ khóa trên Google, thì mới mang về được 1 lượt click chuột, cũng như kiểm tra xem các trang xếp hạng hàng đầu đang nhận được bao nhiêu lượt truy cập từ từ khóa giống trang web của bạn.
Bước 2: Phân tích các từ khóa phụ trong website
Một trang web có thể được xếp hạng cùng một lúc cho hàng trăm, hàng ngàn từ khóa khác nhau. Nếu bạn lo sợ rằng đối thủ cạnh tranh đang có vị trí xếp hạng cao dựa vào một vài từ khóa bí ẩn nào đó mà bạn có thể đã bỏ quên.
Bước phân tích từ khóa phụ này sẽ giúp bạn kiểm tra lại để không gặp trường hợp bỏ sót từ khóa.
Từ khóa phụ hay còn gọi là Secondary Keyword. Nó là những biến thể từ khoá tương tự với từ khóa chính như: từ không dấu, từ sai chính tả, từ có thứ tự sắp xếp khác nhau nhưng có cùng nghĩa, từ viết tắt, từ đồng nghĩa, từ được rút gọn,… và có những từ khóa cùng mục đích tìm kiếm khác.
Vậy nên việc thống kê chưa đầy đủ từ khóa phụ sẽ có nguy cơ khiến bạn đánh mất một lượng traffic tiềm năng đối với trang web của mình.
Bước 3: Phân tích các chỉ số liên kết cấp trang
Chỉ số liên kết cấp trang (Page-Level Link Metrics), hay còn được gọi là chỉ số liên kết của từng trang riêng biệt, thường là các chỉ số về: số lượng của các liên kết, độ liên quan của các liên kết, độ tin cậy mà các liên kết mang lại,… mà một trang (page) nhận được.
Trong quá trình hoạt độngcủa SERP, tôi chỉ phân tích đến yếu tố có tầm ảnh hưởng nhiều nhất chính là Referring Domain.
Theo như nghiên cứu gần đây của Ahrefs đã chỉ ra một mối tương quan mạnh mẽ như sau: Trang nào càng có nhiều Referring Domain trỏ đến, thì lượng từ khóa xếp hạng càng tăng cao.
Bước 4: Phân tích độ uy tín của Domain và URL
Về độ uy tín của Domain và URL là 2 khía cạnh luôn liên kết với nhau. Khi nhắc đến chỉ số liên kết cấp trang thì cả hai đều là yếu tố quan trọng này thường để đánh giá độ tin cậy và chuyên môn của một trang web.
Cũng như khi bạn muốn đánh giá tiềm năng của một từ khóa, bạn cần tập trung để ý quan sát khi các đối thủ cạnh tranh ở trong TOP 10 thì có ít nhất từ 1 – 2 đối thủ có ngưỡng điểm +/- 5 so với điểm DR (Domain Rating) của bạn, và ngược lại các đối thủ có ngưỡng điểm UR (URL Rating) từ 0 đến < 20.
Bước 5: Phân tích mục tiêu tìm kiếm
Mục tiêu tìm kiếm (Search Intent) được hiểu là tại sao ẩn sau truy vấn tìm kiếm của người dùng. Đây là một trong những điều quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nội dung.
Khi bạn xuất bản một nội dung rất cuốn hút, nhưng không giải quyết được lý do tại sao người dùng lại tìm kiếm đến nó, thì khả năng tranh hạng của nội dung trên trang web của bạn là rất thấp.
Lúc này, bạn rất cần để tâm đến 4 mục tiêu tìm kiếm phổ biến của người dùng như:
- Informational (thông tin): Người tìm kiếm đang muốn tìm câu trả lời cho một câu hỏi đơn giản như là “bill gates sinh vào năm bao nhiêu?”, “seo có nghĩa là gì”,… Hoặc tìm kiếm từ khóa nào đó yêu cầu câu trả lời dài và chuyên sâu hơn như “cách làm seo như thế nào là hiệu quả nhất?”. Tuy nhiên, không phải tất cả thông tin tìm kiếm của người dùng đều được hình thành dưới dạng câu hỏi nghi vấn. VD: “hướng dẫn cách để seo website”, “cách giúp tăng lượt traffic cho website”, “tổng thống donald trump”, “html5”,… đều không hề chứa một trạng từ nghi vấn nào cả.
- Navigational (điều hướng): Người tìm kiếm muốn đi đến một trang web có chứa thông tin cụ thể. Nếu khó hiểu, bạn hãy nhớ đến cách mà mình đã tìm kiếm cách đăng nhập “Facebook” trên Google thay vì truy cập thẳng vào facebook.com là xong. Ý định này thường bị chi phối bởi nhiều từ khóa thương hiệu xung quanh như: “ahrefs”, “google analytics”, hay là “đăng nhập twitter”,…
- Commercial Investigation (điều tra thương mại): Người tìm kiếm đang muốn tìm cho mình một sản phẩm / dịch vụ cụ thể nhưng vẫn đang loay hoay giữa các quyết định của mình. Điều này có thể là họ đang tìm kiếm các bài đánh giá và so sánh lợi ích giữa các lựa chọn mà họ đang phân vân. VD: “công ty seo nào là tốt nhất”, “seo vs google ads”, hay “review của công ty gtv seo”,…
- Transactional (giao dịch): Người dùng đang tìm cách để mua hàng, họ đang bật chế độ sẵn sàng mua hàng trực tuyến. Nhiều khả năng họ đã biết những gì họ muốn mua và đang tìm một nơi uy tín nào đó để mua nó. VD: “mua macbook pro ở đâu là uy tín”, “ nên mua samsung galaxy s21 ultra 5g 512gb”, “giá iphone 12 pro max 512gb là bao nhiêu”,…
Ngoài ra, còn có các Search Intent ít được sử dụng hơn như sau:
- Local Intent (Ý định tìm kiếm địa phương): Người tìm kiếm đang muốn tìm cho mình một sản phẩm / dịch vụ ở gần một vị trí, khu vực cụ thể.
- Freebies – (Ý định tìm kiếm sự miễn phí): Người tìm kiếm đang tìm một sản phẩm hoặc dịch vụ không tốn chi phí.
- …
Để tự mình biết hết được Search Intent ẩn sâu bên trong từng từ khóa, thì bạn hãy dựa vào hình thức hiển thị kết quả tìm kiếm (SERP Feature) dưới đây.
Một số dạng hiển thị SERP Feature phổ biến nhất ở Việt Nam có thể bạn chưa biết như:
- Featured Snippets: Dạng hiển thị là đoạn trích nổi bật
- Video Result: Hiển thị kết quả dạng chuỗi video
- Image Result: Kết quả được hiển thị ở dạng chuỗi hình ảnh
- Local Pack: Bảng danh sách địa chỉ và bản đồ
- Shopping Result: Kết quả tìm kiếm mua sắm
- Knowledge Graph: Hiển thị dưới dạng sơ đồ tri thức
- …
Đối với từng loại Search Intent riêng biệt, thì Google thường chỉ hiển thị ở một số dạng SERP Feature nhất định như tôi đã kể trên mà thôi.
Bước 6: Phân tích từng loại nội dung
Bạn đang rất hứng khởi khi vừa cho xuất bản lên website một bài viết tâm đắc. Nhưng chẳng may bạn nhận được một tin buồn là trượt khỏi TOP 10 vì bài viết không đạt yêu cầu về loại nội dung content đúng chuẩn. Và đó là những trường hợp thường gặp mà tôi hay khách hàng của mình kể lại.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra đâu là loại content đúng chuẩn của từ khóa bằng cách phân tích kết quả được hiển thị trên SERP.
Bước 7: Phân tích quá trình định dạng nội dung (Content Format)
Một số định dạng nội dung mà bạn thường gặp dưới đây:
- How-to Guide: hướng dẫn cách thực hiện | VD: Hướng dẫn bạn 31 cách tăng lượng Traffic cho Website nhanh chóng nhất (2021)
- Step-by-step Tutorial: Hướng dẫn từng bước triển khai | VD: SERP là gì? Hướng dẫn 10 bước triển khai SERP hiệu quả
- Checklist: Danh sách tiêu chuẩn của wbsite | VD: Checklist 22 tiêu chuẩn SEO Onpage hiệu quả cho website 2021
- Case Study: Câu chuyện thành công của nhân vật| VD: Case Study dịch vụ SEO-Đột phá Doanh thu từ lượt Traffic khủng của Website.
- Roundup: Vị trí bảng xếp hạng | VD: TOP 10 công ty SEO uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay.
- List Post: Các danh sách liệt kê | VD: 9 Lý do bạn nên theo học khóa học SEO Entity Mastermind.
- Review: Đánh giá chất lượng | VD: Đánh giá có nên mua sản phẩm Macbook Pro 13 inch 2020 không?
- Comparison: Đưa ra so sánh | VD: SEO Tổng thể hay SEO Từ khóa là lựa chọn tốt nhất cho website.
Bước 8: Phân tích chất lượng nội dung trang web
Ở bước này, bạn phải là một người dùng thực để kiểm tra xem chất lượng nội dung của đối thủ một cách hoàn toàn thủ công nhất, điều mà Ahrefs hay các công cụ SEO quen thuộc vẫn chưa thể thực hiện tốt được ở thời điểm hiện tại.
Một vài khía cạnh phổ biến bạn nên chú ý như sau:
- Các cách trình bày nội dung dưới dạng đa phương tiện (hình ảnh, video, âm thanh,…): Kiểm tra xem nội dung của đối thủ thường hay sử dụng hình ảnh, video có hiệu quả về cách diễn đạt, hay giàu ngữ nghĩa hoặc là chúng chỉ đơn giản là dùng để “lấp đầy” sự rời rạc giữa các câu văn dài trong bài viết.
- Hành văn: Google hay bất kỳ độc giả nào cũng đều sẽ khó hiểu với những câu có từ sai ngữ pháp, diễn đạt không đầu không đuôi, mạch ý gây ra sự khó hiểu. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem nội dung của đối thủ được viết với văn phong trang trọng, chuẩn mực hay viết với văn phong có phần trẻ trung, năng động,… để đưa ra lối viết phù hợp hơn cho nội dung của mình.
- Cấu trúc nội dung: Google sẽ yêu thích những phần nội dung được tổ chức, sắp đặt có hệ thống và dễ dàng theo dõi. Để kiểm tra xem nội dung của mình đã tuân theo cấu trúc hợp lý hay chưa thì bạn hãy kiểm tra thứ bậc phân cấp của các tiêu đề chính(Heading) và các tiêu đề phụ (Subheading) đã được sắp xếp đúng trật tự? Đồng thời việc sử dụng đánh số thứ tự cho tiêu đề phụ cũng giúp cho cấu trúc nội dung của bạn dễ đọc, dễ nắm bắt hơn nhiều.
Nếu trong trường hợp bạn tìm thấy một vài nội dung kém chất lượng đang tồn tại trên trang kết quả lọt top hàng đầu, thì việc tạo ra phần nội dung vượt trội hơn, chất lượng hơn để đánh gục đối thủ là điều không khó.
Bước 9: Phân tích độ biến động của SERP
Vị trí xếp hạng của mỗi website trên Google luôn thay đổi. Đó đôi khi là sự chuyển biến chậm rãi ngày qua ngày của 1 hoặc 2 URL quen thuộc nào đó, cũng có khi là những URL không hiểu từ đâu được lọt vào Top 5 một cách đáng nghi ngờ.
Nếu kết quả tìm kiếm cứ ổn định vậy mãi thì Google sẽ thật sự khỏe vì đã tìm ra được những nội dung hàng đầu có thể đáp ứng được mong muốn của người truy cập từ năm này qua tháng nọ.
Ngược lại, nếu thứ hạng của từ khóa có sự thay đổi đột ngột và diễn ra liên tục thì rõ ràng nhu cầu của người dùng chưa thực sự được đáp ứng tốt. Thế nên, những từ khóa có phần không ổn định về thứ hạng sẽ có nhiều tiềm năng hơn để bạn hướng đến mục tiêu đánh bại đối thủ hơn.
Với Ahrefs Keyword Explorer, bạn có thể dễ dàng kiểm tra lịch sử biến động thứ hạng trước đây của từ khóa dựa vào biểu đồ “SERP position history”:
Các kiểu biến động thú vị dưới đây, tôi muốn bạn để tâm hơn trước khi phân tích SERP, đó chính là:
Có rất ít hoặc hầu như không có sự biến động trong thứ hạng
Các trang web hàng đầu có thứ hạng ổn định trong một khoảng thời gian dài luôn là những trang lý tưởng để đáp ứng cho nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Sự chuyển đổi thứ hạng chỉ diễn ra ở một vài trang
Thông thường bạn chỉ thấy một số trang có thứ hạng nhảy số liên tục, nhưng trong khi những trang còn lại vẫn tương đối ổn định vị trí thứ hạng.
Thứ hạng website có rất nhiều sự biến động
Khi bạn gặp phải trang web có quá nhiều biến động đã và đang diễn ra, có thể là do Google đang vật lộn để có thể hiểu được ý định tìm kiếm chính xác của người dùng là gì.
Thật khó để nhắm đúng vào mục tiêu cho các từ khóa nhiều nghĩa như thế vì ý định tìm kiếm của người dùng quá đa dạng và không rõ ràng.
Lưu ý: Nếu bạn bắt gặp một trong những loại biến động trên diễn ra ở những từ khóa vốn đã có ý định tìm kiếm rõ ràng, thì điều đó tạo ra một niềm tin rằng, Google vẫn đang tìm kiếm những nội dung có thể đáp ứng tốt nhất cho ý định tìm kiếm của người dùng.
Bước 10: Phân tích các chỉ số liên kết cấp trang
Dựa vào cách phân tích các chỉ số liên kết cấp trang, bạn có thể dự đoán được lượng liên kết cần thiết để cung cấp cho trang web của mình. Ngoài ra còn giúp tăng cường sức cạnh tranh đối thủ ở một thời điểm nhất định.
Thế nhưng, để duy trì hiệu quả việc cạnh tranh với đối thủ trong dài hạn lại là một câu chuyện rất khác. Quá trình này tôi đã giải đáp ở bước #3 rồi. Ở bước này, tôi sẽ bàn sâu hơn về cách phân tích và kiểm tra tốc độ backlink trỏ về trang hàng tháng để nhằm mục đích to lớn là duy trì sức bền cạnh tranh.
Lời kết
Huy vọng qua bài viết này SPSEO đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn giải đáp thắc mắc về thuật ngữ SERP là gì? Đồng thời gửi đến các bạn 10 bước triển khai SERP hiệu quả cho website. Chúc các bạn thành công!