Hiện nay Keyword Cannibalization là một trong những vấn đề thường thấy khi SEO Website. Nhưng không phải ai cũng biết và hiểu rõ nguyên nhân cùng những cách giải quyết hiệu quả khi gặp phải Keyword Cannibalization. Vậy, bạn đã hiểu về Keyword Cannibalization là gì chưa? Lỗi này có ảnh hưởng tiêu cực gì đến SEO hay không? Mời các bạn hãy cùng SPSEO tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa Keyword Cannibalization là gì?
Keyword Cannibalization từ lâu đã được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “ăn thịt từ khóa”. Nó là một hiện tượng thông dụng trong lĩnh vực SEO. Hiện tượng này tuy không bắt nguồn từ ai khác mà xuất phát ở chính các trang thuộc cùng một website doanh nghiệp quản lý.
Lỗi này xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau như là, bạn có quá nhiều từ khóa trùng nhay hoặc tương tự nhau được rải khắp nội dung trên trang web. Và chúng khiến cho công cụ Google khó để phân biệt được nội dung nào cần được xếp hạng cao hơn.
Nguyên nhân này dẫn đến việc Google đôi khi sẽ đề cao những trang web bạn không mong muốn nhưng lại đạt thứ hạng cao hơn trang web của bạn.
Thực tế, vấn đề “ăn thịt từ khóa” này của bạn cũng đang làm khó Google, bạn không để cho Google thấy được thẩm quyền của website đối với việc truy vấn các mục tiêu. Vì thế, Google chọn cách cân nhắc giữa các trang của bạn với nhau, sau đó lựa chọn những trang nào phù hợp với các từ khóa trùng lặp.
Chẳng hạn, nếu bạn đang bán mặt hàng quần áo, thì bạn chỉ nhắm vào mục tiêu từ khóa duy nhất là quần áo thật không tốt. Bởi vì, về cơ bản Google chỉ nhận biết rằng mọi trang web của bạn đều nói về từ khóa quần áo mà không phải là bất kỳ loại quần áo cụ thể nào nào.
Ví dụ như ( Từ khóa áo quần) sẽ là :quần áo thu đông, quần áo mùa hè, quần áo nam nữ,…
Keyword Cannibalization trong SEO bao gồm các loại từ khóa ăn thịt về cơ bản thường gặp là:
- Có hai hoặc nhiều Landing Page trên cùng 1 website và có cùng 1 từ khóa giống nhau cạnh tranh với nhau.
- Hai hoặc nhiều trang trên cùng một website thường sẽ thay phiên để đối đầu nhau cho cùng một từ khóa giống hệt nhau.
Phân loại Keyword Cannibalization
Ngoài hiểu biết về khái niệm về Keyword Cannibalization là gì thì bạn cũng cần phải nắm rõ từng loại của chúng. Keyword Cannibalization bạn thường dễ bắt gặp nhất là: Trên chính Website của bạn có cùng 1 từ khóa bao gồm hai hoặc nhiều trang đích đang cạnh tranh lẫn nhau.
Nhìn chung về mặt kỹ thuật thì các trang này đang có từ khóa “Ăn thịt lẫn nhau”. Đôi khi nó có thể đem đến lợi ích bất ngờ cho cả website của bạn đây!
Phụ thuộc vào từng mục tiêu khác nhau và tình huống mà cách khắc phục cũng sẽ khác nhau. Sau đây, chúng tôi chia sẻ cho bạn cách để loại bỏ vấn đề này qua 4 trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1
Thường thì cả 2 trang này đều đạt thứ hạng cao trên SERPS. Việc này khá có lợi cho bạn vì nó sẽ giúp Website của bạn tăng cao chỉ số CTR và giúp tăng lượt Traffic khá nhiều.
Công việc của bạn bây giờ là chỉ cần thay đổi Title và Meta Description. Lưu ý, không để 2 bài có thông điệp nội dung giống nhau và hãy viết nội dung hấp dẫn, độc đáo để thu hút lượng truy cập.
Trường hợp 2
Trang phụ sẽ có tỷ lệ chuyển đổi thấp và không đúng với nhu cầu của người tìm kiếm. Tuy nhiên, nó lại lọt vào top xếp hạng cao hơn trang web chính của bạn.
Lúc này, bạn hãy dùng công cụ Google Search Console để kiểm tra trang nào có lượt click chuột cao hơn. Sau đó, quyết định xem có nên thay đổi các yếu tố quang trọng trong SEO để đổi sang trang nhận từ khóa không.
Trường hợp 3
Trang phụ thường được xếp hạng cao trên SERPs, tuy nhiên trang chính lại bị bỏ rơi và không được xếp hạng. Với trường hợp này, bạn nên cân nhắc thật kĩ trước khi thay đổi Landing Page để nhận từ khóa. Nếu bạn quyết định thay đổi thì nên theo dõi từ khóa của cả 2 Page đang Ranking này.
Trường hợp 4
Nếu cả 2 trang đều đang ở vị trí xếp hạng ở trang 2/3 của SERPs và bị dính lại trong thời gian dài. Lúc này, bạn cần:
- Dùng công cụ Google Search Console để kiểm tra lượt nhấp chuột.
- Đưa ra quyết định xem trang nào là trang chính và trang có từ khóa phù hợp với người dùng hơn.
- Tiến hành sửa lại các tiêu đề trong đoạn mô tả thật hấp dẫn và lôi cuốn người dùng hơn.
- Hợp nhất và cần tối ưu trang chính hoặc dùng công cụ Redirect cho các trang phụ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng Keyword Cannibalization đối với website
Khi bạn xác định được vấn đề xấu đang xảy ra trên trang web của mình, nhưng liệu bạn có biết được các nguyên nhân đã gây ra tình trạng Keyword Cannibalization là gì không?
Trước đây người ta thường cho nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi này là do bài viết phụ của bạn nổi bật hơn cả trang chính. Bằng cách giải quyết dễ dàng là bạn chỉ cần trỏ nhiều Backlink và Internal Link về trang đích.
Gần đây công cụ Google đã kết hợp với trí tuệ nhân tạo để thay đổi nhiều thuật toán. Vì vậy, họ chủ yếu dựa vào những trải nghiệm người dùng để đưa ra nguyên nhân phù hợp.
Thay vì trước đây, họ chỉ phụ thuộc vào các Backlink và Anchor Text để xác định chủ đề bài viết. Ngoài ra, họ còn nghiêm ngặt hơn trong khâu kiểm tra kết quả của một Domain để cùng lên Top với một từ khóa.
Như trước đây, có rất nhiều trường hợp chỉ cần bạn SEO trang chủ và đi Link nhiều về nó là được. Nhưng đến nay, từ khóa Rank Top đều nằm ở các bài viết chi tiết, chuyên sâu hơn mặc dù họ không SEO.
Đó là do người dùng tìm kiếm nhiều, cần truy cập vào trang chủ thì có thể tiếp tục đi đến nhiều bài viết liên quan khác. Vì họ coi đây mới chính là trang đích và cung cấp tất cả thông tin mà họ cần.
Chính vì vậy mà Google đã giúp họ vào thẳng bài viết có nội dung tìm kiếm thay vì mất thời gian vào trang chủ.
Hậu quả của “Ăn thịt từ khóa” gây ra cho SEO là gì?
Bạn cần phải biết rõ các hậu quả mà Keyword Cannibalization gây ra cho SEO là gì, bạn có thể dễ dàng nhận thấy nhất là: Từ khóa của bạn sẽ bị dính kẹt mãi ở trang 2, lượng Traffic giảm bất ngờ, thứ hạng bị Dance, giảm hẳn doanh số,…
Lý do gây nên các hậu quả này là:
- Làm loãng Link và Anchor Text do có nhiều trang web sử dụng cùng chủ đề với nhau.
- Làm độ uy tín của trang web giảm vì phân tách bài viết thành nhiều bài con có liên quan đến nhau.
- Điều tệ nhất là gây lãng phí nguồn ngân sách trong quá trình thu thập các dữ liệu.
- Bạn đang khiến cho công cụ Google bối rối vì họ không biết được bạn đang muốn Rank trang nào.
Điều khiến cho Website của bạn có tỷ lệ chuyển đổi thấp là khi người dùng đang truy cập vào các trang kém chất lượng.
Cách kiểm tra trang web của bạn đang bị Keyword Cannibalization
Để kiểm tra website của bạn đã bị Keyword Cannibalization chưa bằng khá đơn giản và dễ dàng. Bạn chỉ cần thực hiện lựa chọn một từ khóa nào đó và kiểm tra kết quả tìm kiếm trên công cụ Google. Nếu, bảng xếp hạng có xuất hiện cùng một domain cho nhiều kết quả khác nhau thì tức là website của bạn đã bị Keyword Cannibalization.
Ngay bây giờ, bạn hãy thử thực hiện cách này để kiểm tra xem trang web của doanh nghiệp mình có bị dính Keyword Cannibalization hay không nhé!
Những cách thực hiện cụ thể dưới đây bạn cần biết:
Bạn cần truy cập vào công cụ tìm kiếm của Google, sau đó gõ từ khóa mình lựa chọn để tìm kiếm, nhấn Enter để kiểm tra. Khi này, bạn hãy quan sát xem kết quả tìm kiếm có hiển thị từ khóa của bạn trên bảng xếp hạng như thế nào? Nếu chúng hiển thị liên tiếp hay liền kề nhau mà trên cùng một domain thì là website đã bị dính hiện tượng “ăn thịt từ khóa” Keyword Cannibalization.
6 cách giải quyết Keyword Cannibalization tốt nhất cho SEO
Cách giải quyết vấn đề Keyword Cannibalization là gì? Bạn cần áp dụng 6 cách dưới đây:
Cách 1: Xây dựng lại cấu trúc Website
Xây dựng cấu trúc website là cách mà bạn nhìn thấy tổng quan nội dung hiện tại trên website của mình đang ở tình trạng nào. Tôi đồng tình với chuyện đối với một số website sẽ rất ít được đăng nội dung mới hàng tuần, hàng tháng.
Nhưng nhìn chung thì hầu hết các website đều được đăng mới ít nhất 1 bài/ 1 tuần để giữ cho nội dung liên tục được cập nhật và giúp thu hút lưu lượng truy cập của người dùng.
Nếu bạn không xây dựng riêng cho mình một cấu trúc website hoàn chỉnh thì rất dễ bị dính vào lỗi Keyword cannibalization. Mình khuyến khích bạn nên sử dụng cấu trúc Topic Cluster hoặc cấu trúc Silo để phát triển website.
Về bản chất thì cả 2 cấu trúc này sẽ giúp bạn chuẩn hóa lại website của mình một cách có hệ thống, đồng thời nó còn định hướng được nội dung sắp tới để không bị trùng lặp.
Cấu trúc này thường sử dụng để định hướng từ chủ đề chung tới các chủ đề riêng, Vì vậy ở mỗi chủ đề riêng sẽ có một nhóm các bài viết liên quan với những từ khóa cụ thể mà bạn có ý định tìm kiếm khác nhau.
Nếu bạn ưu tiên thực hiện cách này thì bạn sẽ tránh được hiện tượng Keyword cannibalization ngay cả trong hiện tại và tương lai, vì sau khi bạn nghiên cứu từ khóa và đặt vào cấu trúc từ đó sẽ hiển thị được có bị lặp từ khóa hay không.
Cách 2: Cần xóa hoặc Redirect trang web có Keyword Cannibalization
Khi cả hai bài viết trên trang web của bạn có cùng chủ đề và nhóm đối tượng thì bạn hãy kết hợp chúng lại với nhau. Sau đó, viết thành một bài có nội dung thật chất lượng với các thông tin chuyên sâu cho chủ đề đó.
Đối với những bài viết có Backlink chất lượng và có lượng Traffic cao thì bạn nên dùng chuyển hướng Redirect 301. Còn với bài viết không có Backlink, cũng như không có lượng Traffic nào, thì bạn hãy xóa bỏ chúng ra khỏi công cụ tìm kiếm ngay.
Cách 3: Tiến hành Index lại toàn bộ các trang trên website
Bây giờ, bạn sẽ không cần viết nhiều trang cho mỗi chủ đề khác nhau nữa, mà thay vào đó hãy viết 1 bài duy nhất nhưng đảm bảo chất lượng. Sau đó, bạn đặt Internal về từng bài cụ thể có chứa từng từ khóa đó. Tiếp tục tiến hành Index lại toàn bộ trang và Google sẽ biết được URL nào là phù hợp nhất cho từng truy vấn.
Cách 4: Cải thiện Content để có những từ khóa khác nhau
Cách để chỉnh sửa Content tốt nhất để tránh được hiện tượng “ ăn thịt từ khóa ” . Đây không hẳn là việc làm quá khó để giải quyết. Nhưng trước tiên bạn hãy phân tích từ khóa liên quan cho chủ đề mà bạn muốn thực hiện.
Sau đó, hãy viết một bài phân tích chuyên sâu và giải quyết được các mục tiêu và nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Dựa vào bài viết này, không những nó có thể giúp bạn Rank nhiều từ khóa khác nhau mà còn giúp tăng lượng trải nghiệm người dùng.
Cách 5: Sử dụng thẻ Canonical để giải quyết vấn đề
Đối với các trang web thương mại điện tử thì bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng công cụ Canonical URLs.
Theo tôi, bạn nên sử dụng thẻ này cho các bài kém chất lượng trên website, nhưng lại đang cạnh tranh với bài chính. Nó sẽ giúp công cụ tìm kiếm bỏ qua những trang có nội dung tương tự và đã được gắn thẻ Canonical.
Cách 6: Sử dụng thẻ Noindex cho quá trình giải quyết từ khóa lỗi
Nếu bạn đang có một lý do nào đó mà không muốn xóa ngay hay điều hướng (redirect) qua trang web khác thì hãy sử dụng thẻ rel=”noindex”.
Thường thì những trang có các danh mục sản phẩm, danh mục bài viết, hay các danh mục tin tức thì không nên lập chỉ mục. Vì nội dung của nó không có giá trị thông tin cho người đọc mà chỉ là nơi tổng hợp thông tin.
Rất hiếm khi những trang web này có thể leo Top được cho nên bạn cứ noindex cho chắc.
Khi bạn thực hiện noindex thì lập tức Google sẽ không tiến hành thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang đó lên công cụ tìm kiếm nữa.
Nếu bạn làm điều này trên các trang liên quan và giữ lại trang chính thì vẫn có thể giữ lại được các trang còn lại và giải quyết các lỗi Keyword cannibalization đối với trang bạn mong muốn.
Tất cả lưu lượng truy cập của bạn và cả dòng chảy sức mạnh sẽ đi vào một trang có chứa nội dung đúng.
Lưu ý quan trọng bạn cần nhớ khi sử dụng 2 thẻ Canonical và thẻ Noindex như sau:
- Bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn khi sử dụng cả 2 thẻ Canonical và thẻ Noindex cùng 1 lúc.
- Điều này sẽ truyền tín hiệu không tốt và gây ra mâu thuẫn với Google.
- Khi bạn sử dụng cùng một lúc cả 2 thẻ này thì Google sẽ ưu tiên cho thẻ Canonical trước. Và đây đương nhiên là điều mà bạn không hề mong muốn xảy ra.
- Thậm chí đôi khi còn có thể ảnh hưởng tới vị trí xếp hạng vì Google sẽ hiểu sai tín hiệu bạn gửi đến.
- Nếu sử dụng hãy ưu tiên sử dụng duy nhất 1 loại thẻ và bạn cần biết mình đang làm gì.
Một số cách tìm kiếm từ khóa hiệu quả trên Google
Có 2 dạng tìm kiếm từ khóa trên Google, thường được các chuyên gia SEO sử dụng như sau:
Để tìm kiếm các từ khóa mới trên công cụ Google bằng cách sử dụng cụm từ, trang web, hoặc danh mục,…
Cách tìm kiếm này, giúp công cụ tìm kiếm dựa vào cụm từ, trang web, hoặc danh mục của bạn để đưa ra các từ khóa liên quan tới cụm từ, trang web, hoặc danh mục đó.
Thông qua đó bạn có thể dễ dàng tìm ra được những từ khóa có liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của bạn và nó cho biết mức độ cạnh tranh, giá thầu ước tính cho mỗi từ khóa quảng cáo adwords. Dựa vào các cách tính sau đây:
- Đánh giá và sắp xếp các cụm từ, trang web, hoặc danh mục của bạn vào mục tìm kiếm này.
- Chọn khu vực mà bạn muốn xem lượng truy cập ở đó.
- Chọn ngôn ngữ phù hợp nhất.
- Cuối cùng, bạn hãy nhấn chuột vào ô “Lấy lượng tìm kiếm” ở phía góc cuối trái là đã hoàn thành.
Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm nhiều từ khóa bằng một số cách cụ thể như: tải dữ liệu và xu hướng tìm kiếm.
Đối với cách thức tìm kiếm này, bạn chỉ cần thực hiện kiểm tra các từ khóa bạn đã tìm kiếm hoặc các từ khóa có trong dữ liệu, từ đó đưa ra lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng và giá thầu ước tính trung bình cho mỗi lần nhấp chuột. Cách này cũng tương tự như cách thứ nhất mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Lời kết
Hiện tại bạn đã kiểm tra và xác định website mình có đang bị dính lỗi này chưa? Hãy kiểm tra ngay bằng những cách mình đã hướng dẫn nhé. Hy vọng qua bài viết này SPSEO đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin bổ ích về khái niệm Keyword cannibalization là gì? Bên cạnh đó còn chỉ ra các cách xác định và giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Chúc các bạn luôn thành công!