Một trong những chỉ tiêu quyết định sự thành công trong hoạt động phát triển thương hiệu website, đó là tần suất xuất hiện của trang web đó trên công cụ tìm kiếm. Để đạt được thành quả như vậy, cần phải trải qua nhiều quá trình như hoàn thiện cấu trúc, xây dựng từ khóa phù hợp, khảo sát nhu cầu người dùng,… Nhằm dễ dàng hơn cho công việc điều hành quản lý trang web này, Google đã phát triển công cụ Google Webmaster Tool – hỗ trợ quản lý trang web tối ưu nhất hiện nay.
Google Webmaster Tool là gì?
Google Webmaster Tool – hay chính là Google Search Console – là một trong số những công cụ tối ưu ra đời dưới nền tảng công nghệ khổng lồ của Google. Với bản chất được trang bị nhiều tính năng ưu việt, Google Webmaster Tool thuộc số ít những công cụ miễn phí có khả năng hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị website điều hành hiệu quả hoạt động trọng yếu này của mình.
Google Webmaster Tool hỗ trợ cho người dùng những gì?
Công cụ quản lý website Google Webmaster Tool hỗ trợ tối ưu cho người dùng thông qua một số chức năng chủ yếu như sau:
- Khảo sát và đưa ra kết quả thống kê chính xác đối với các chỉ số quan trọng như: tổng số lượng truy cập, tổng số lần hiển thị, vị trí trung bình,…
- Liệt kê danh sách những trang web cụ thể nằm trong diện được index.
- Kiểm tra tình trạng index từng URL và yêu cầu index từ bất kỳ một website nào.
- Xóa tìm kiếm URL khỏi danh sách hỗ trợ tìm kiếm của Google
- Tùy chỉnh địa chỉ trang web điều hành
- Thể hiện tốc độ tải trên website
- …
Google Webmaster Tool hoạt động như thế nào?
Cách thức mà công cụ hỗ trợ đắc lực này của Google sử dụng để hỗ trợ tối ưu cho người dùng như sau:
- Đảm bảo được khả năng truy cập vào nội dung hiển thị tại website của người dùng thực hiện bởi hệ thống Google.
- Google Webmaster Tool hỗ trợ cho người dùng gửi nội dung các trang và bài đăng mới vào danh sách dữ liệu tổng hợp của Google. Đồng thời song song bên cạnh, công cụ này cũng sẽ giúp bạn xóa đi những phần nội dung mà bạn không muốn khách hàng hay độc giả của mình khám phá được qua công cụ tìm kiếm.
- Công cụ hỗ trợ của Google cũng hoạt động bằng cách cung cấp đánh giá nội dung khách quan để hỗ trợ cho người dùng có được nhiều trải nghiệm trực quan như mong muốn.
- Một khả năng đặc biệt khác mà người dùng có thể tận dụng ở Google Console, đó là dễ dàng duy trì hoạt động của trang web mà không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sự hiện diện nói chung trong kết quả tìm kiếm.
- Cuối cùng, bằng những tính năng được xây dựng, công cụ hỗ trợ website của Google sẽ cấp phép cho người dùng để khám phá và loại bỏ các vấn đề về phần mềm độc hại hoặc spam.
Lợi ích mà người dùng nhận được từ Google Webmaster Tool là gì?
Tới đây, bạn đọc hẳn đã biết Google Webmaster Tool là gì và công cụ này hỗ trợ cho người dùng như thế nào trong công việc. Vậy thì tóm lại, lợi ích mà chúng ta nhận được khi sử dụng sự hỗ trợ từ Google Webmaster Tool là gì?
- Bằng việc sử dụng các tính năng cho phép của Webmaster Tool. Người dùng sẽ dễ dàng để biết những cụm từ nào là tối ưu để khiến trang web của mình có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Công cụ Google Webmaster Tool thống kê và hiển thị chính xác nhu cầu tìm kiếm cao nhất của khách hàng nằm ở nội dung nào, từ đó làm cơ sở để website hoàn thiện và phát triển chất lượng phần đó.
- Công cụ hỗ trợ này còn có chức năng hữu dụng khác, đó là truy tìm những trang web đang hoạt động với phần liên kết liên quan đến website của bạn.
- Cuối cùng, sở hữu Webmaster Tool giúp nhà quản trị website có thể dễ dàng phân tích được tầm quan trọng của trang web đối với tìm kiếm nói chung của người dùng, tính trên mọi phương diện truy cập khác nhau.
Hướng dẫn những cách cài đặt Google Webmaster Tool đơn giản nhất
Yêu cầu bắt buộc trước khi sử dụng công cụ này là người dùng cần chứng minh được bản thân là chủ sở hữu hoặc đại diện được ủy quyền của website liên quan. Sẽ có 5 phương án để người dùng lựa chọn cách xác minh thích hợp nhất với mình.
Thao tác đầu tiên áp dụng với mọi phương thức xác minh mà người dùng lựa chọn. Truy cập vào giao diện chính của Google Webmaster Tool, nhấp chuột chọn Cài đặt (Settings). Sau đó tiếp tục lựa chọn mục Xác minh quyền sở hữu (Ownership verification).
Cách 1: Tải lên tệp HTML
Để nhận được sự xác minh từ hệ thống Google, người dùng cần phải tải lên một thư mục gốc đã xuất hiện với tên riêng cụ thể trên trang web của mình. Hành động này có mục đích là để chứng minh quyền truy cập của người dùng này đối với hệ thống máy chủ quản lý trang web. Khi tệp đi vào thư mục gốc, người dùng hoàn tất phương án này bằng cách nhấp chuột vào mục Xác minh xuất hiện trên màn hình để nhận được quyền truy cập từ hệ thống.
Cách 2: Thêm thẻ HTML
Lựa chọn khác cho người dùng để chứng minh quyền hạn đối với trang web, đó là thêm thẻ meta do chính hệ thống Google cung cấp. Cách làm dễ nhất cho người dùng là tiến hành kéo trực tiếp thẻ meta vào ngay trang chủ của mình. Sau khi hoàn tất thao tác này, người dùng nhấp chuột vào mục Xác minh để dữ liệu được hiển thị.
Một trong những vấn đề thường gặp phải với cách làm này chính là đôi hệ thống sẽ gặp trục trặc nếu phải tiến hành tìm kiếm những chủ đề nhất định trong kho dữ liệu rộng lớn của mình. Trong tình huống này, người dùng nên thoát khỏi quyền truy cập dữ liệu hệ thống cho đến khi công cụ tự khắc phục được lỗi.
Cách 3: Chọn nhà cung cấp tên miền của bạn
Danh sách kết quả mà công cụ hỗ trợ Google Search Console cung cấp cho người dùng sẽ bao gồm hạng mục chọn nhà cung cấp tên miền (DNS) cụ thể. Sau khi người dùng lựa chọn nhà cung cấp của mình, hệ thống Google Search Console sẽ tự động đưa ra hướng dẫn bạn thực hiện các bước xác minh trang web.
Cách 4: Sử dụng Google Analytics
Khi người dùng nằm trong số các quản trị viên mặc định của trang web Google Analytics, để xác minh với Google Search Console bạn có thể sử dụng mã theo dõi không đồng bộ thường xuất hiện ở đầu trang chủ.
Cách 5: Sử dụng Google Tag Manager (trình quản lý thẻ của Google)
Công cụ Google Tag Manager sẽ hỗ trợ cho người dùng nhập vào cũng như có quyền quản lý đối với toàn bộ các thẻ theo dõi trang web của mình, bao gồm cả với Webmaster Tool Google.
Lời kết
Cuối cùng, khi người dùng sở hữu tài khoản trên hệ thống Webmaster Tool Google, đồng thời trang web của bạn cũng được xác minh. Người dùng sẽ có khả năng thực hiện mọi thao tác phục vụ cho nhu cầu của mình, ví dụ như tùy chỉnh cài đặt hoạt động cung cấp thông tin qua hộp thư đến, tìm kiếm và phân tích truy vấn của khách hàng, nhận thông báo hỗ trợ từ hệ thống,…
Nhìn chung, việc nắm rõ và hiểu được phương thức cơ bản để sử dụng Google Webmaster Tool sẽ giúp bạn có được một nguồn tài nguyên tuyệt vời để đưa ra những quyết định tiếp thị trong tương lai của mình.
Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh công cụ hỗ trợ quản lý website hiệu quả Google Webmaster Tool. SPSEO hy vọng bài viết này sẽ trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho quý độc giả bạn đọc.