Chiến lược content Marketing là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Content strategy cũng tương tự như vậy, nó sẽ quyết định hướng đi và hoạt động của content marketing của doanh nghiệp bạn. Vậy bài viết dưới đây cung cấp cho bạn những thông tin chính xác content strategy là gì? Một số cách thực hiện thành công chiến lược nội dung.
Tìm hiểu content strategy là gì?
Content strategy được gọi là chiến lược nội dung, nó là việc giúp đưa ra định hướng, theo khuôn mẫu, hay sơ đồ các cách thức tiến hành để phát triển nội dung nhằm đạt được được các mục tiêu truyền thông nhất định.
Ở phần chiến lược nội dung sẽ quyết định đến các vấn đề có liên quan đến content marketing. Nên website có đầy chiến lược nội dung sẽ giúp triển khai content marketing chuẩn xác và hiệu quả hơn.
Nhưng ngược lại nếu phần chiến lược nội dung không chính xác thì kết quả đạt được không tốt và có khả năng dẫn tới thất bại trong cách thực hiện chiến lược content.
Thông qua content strategy mà bạn thể:
- Thấy được những bức tranh có phạm vi lớn, trong đó nó gắn liền với cả tầm nhìn của thương hiệu.
- Thống nhất được phần nội dung (theme) chủ đạo và cấu trúc của cả website (chưa đi vào chủ đề, bài viết)
- Xây dựng chi tết các quy trình, theo khuôn mẫu, và các nguyên tắc biên tập và sản xuất nội dung.
- Xác định được cách thức tổ chức, công nghệ xử lý và truyền tải nội dung trên wensite.
Tầm quan trọng của content strategy đối với doanh nghiệp
Cùng tham khảo tiếp bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem vai trò nổi bật của Content Strategy là gì nhé. Thông tin bổ ích này sẽ giúp rất nhiều cho bạn trong việc sử dụng nó.
Vai trò nổi bật của chiến lược nội dung
Khi thực hiện quá trình sản xuất nội dung cho Website hay bất kỳ kênh thông tin nào, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định chiến lược có ý nghĩa rất lớn. Nếu không tuân thủ theo điều này có thể dẫn tới tình trạng xây dựng nên những nội dung nhàm chán, thiếu tính đầu tư hay không có chủ đề mới mẽ. Điều quan trọng hơn thiếu mục đích cốt lõi trong toàn bộ quá trình đó.
Ngoài ra, việc không đầu tư xây dựng chiến lược nội dung cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nó có thể khiến các cá nhân, tập thể không thể phát triển hoặc gặp phải vấn đề không tốt khi tạo ra những nội dung content rất chung chung, không có khả năng đưa ra những thông tin chi tiết cụ thể cho người theo dõi.
Những nội dung đó không chỉ khiến Website của bạn trở nên nhàm chán mà còn gặp vấn đề trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm. Vì nó là nguồn cơn khiến Website của bạn bị Google đánh giá thấp, không thể tiến hành phân phối theo các mục tiêu tiếp thị rộng hơn.
Nếu thiếu đi phần chiến lược nội dung sẽ ra sao?
Khi mọi người không thực hiện phần xây dựng chiến lược mà đi thẳng vào việc sản xuất nội dung, điều này sẽ khiến bạn gặp nguy hiểm. Vấn đề ở đây chính là tình trạng nghiêm trọng khi bạn tạo ra những nội dung có khả năng gây nhầm lẫn hoặc bị trùng lặp các nội dùng của các tràn web khác.
Từ đó, có thể khiến khán giả không còn tin tưởng, hay không thể tiếp cận được với họ một cách dễ dàng nhất như mong đợi.
Không có gì là nhàm chán khi bạn chọn việc tạo ra những nội dung hữu ích, đáp ứng nhu cầu người đọc và có tính liên kết cao lại trở nên quan trọng như thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp, đơn vị đều nỗ lực để xây dựng chiến lược để tạo ra những nội dung đặc biệt của riêng mình.
Các cách thực hiện thành công chiến lược Content Strategy
Nếu bạn đã nắm hiểu khái niệm Content Strategy là gì rồi, thì sau đây đây sẽ là các bước thực hiện thành công chiến lược Content strategy. Mời các bạn cùng theo dõi tiếp nhé!
Nhắm đến mục tiêu nội dung Content Strategy
Đới với một website hoàn chỉnh, nếu không có cách xây dựng chiến lược nội dung cụ thể thì dễ dẫn tới chất lượng của trang web giảm.
Nội dung thông tin cần phải theo sát mục tiêu và chiến lược đã đề ra, không nên tự ý dàn trải thêm nội dung, vì điều đó sẽ khiến nội dung bị loãng. Cần tập trung thông tin vừa đủ để thu hút khách hàng tiềm năng mà không bị giới hạn thu hẹp bới những chủ đề viết.
Nhận biết điểm khác biệt của Content Strategy
Khi bạn muốn xây dựng nên chiến lược nội dung, thì phải xác định rằng nội dung của mình có điểm gì khác so với nội dung của trang web đối thủ cạnh tranh, tại sao người truy cập nên chọn nội dung của bạn thay vì chọn nội dung của đối thủ.
Xác định được điểm khác biệt trong nội dung của bạn. Giả sử như:
- Nội dung chứa thông tin đầy đủ hơn, cung cấp nhiều kiến thức đến người dung hơn
- Hình ảnh rõ ràng, sắp xếp bố cục đẹp hơn
- Có cấu trúc cụ thể chi tiết hơn
- …
Khi đã xác định được điểm vượt trội trong chiến lược nội dung của mình sẽ làm bạn tìm thấy con đường hướng đến thành công không còn xa nữa.
Chọn ra ai là người phụ trách cho chiến lược
Trong một chiến dịch nội dung (content strategy), bạn cần chọn ra một người có đủ khả năng phụ trách và chịu trách nhiệm được nhiệm vụ này. Người đủ điều kiện phụ trách sẽ là người giám sát, phê duyệt và chịu trách nhiệm về sản xuất các nội dung thông tin.
Bên cạnh đó, người phụ trách cũng cần phải nắm bắt được quy tắc cũng như tình hình hiện tại và theo dõi kĩ tiến triển của chiến dịch rõ ràng.
Đặt ra nhưng tiêu chuẩn nhất định cho nội dung
Có những vấn đề bạn cần chuẩn hóa theo kiểu kết cấu văn bản, hình ảnh bài viết có chứa nội dung, lựa chọn chủ đề phù hợp nên viết,… từ đó để tất cả các thành viên trong nhóm có thể dễ dàng nắm bắt chiến lược và vận hành.
Hơn nữa, phần nội dung cũng cần phải phù hợp với đối tượng người dùng.
Nội dung được đăng tải thông qua kênh nào?
Sau khi đặt ra tiêu chuẩn hợp lý cho nội dung, bạn cần phải xác định người đọc thường hay tiếp nhận nội dung thông qua kênh nào, với chủ đề gì, và thời điểm nào thích hợp.
Đo lường mức độ tiếp cận
Là một người làm trong lĩnh vực content, ai cũng muốn thu về được phản hồi tích cực từ phái nội dung thông tin của mình làm. Tuy nhiên, dựa vào doanh số và lượt xem không hẳn là những tiêu chí hàng đầu để đo lường và đánh giá về nội dung content.
Mức độ quan tâm của người dùng, hay tỷ lệ chia sẻ và độ lan tỏa qua nội dung ý nghĩa, từ đó sẽ giúp tăng trưởng lượt view và kết quả tìm kiếm tự nhiên mới là câu trả lời chứng minh cho chiến lược nội dung đúng đắn.
Điểm khác nhau giữa Content Strategy và Content Marketing
Cho dù phần lớn người làm content hay nhầm lẫn với cụm từ “Content Strategy” và “Content Marketing” tuy nhiên chúng có những đặc điểm và tính chất khác nhau. Bởi vậy bạn có thể kế hoạch hóa cả những Non-marketing Content, tuy nhiên vì mục đích của chúng ta, khi tôi nhắc đến cụm từ “content strategy”, bạn sẽ hiểu ngay rằng tôi đang đề cập đến cụm từ “Content Marketing Strategy.”
- Content Strategy: có nghĩa là việc làm hướng dẫn nội bộ và quản lý.
- Content Marketing: tức là lịch biên tập, sáng tạo, quản lý, quảng bá và lặp lại nội dung thông tin.
- Content Marketing Strategy(điểm giống nhau duy nhất giữa Content Strategy và Content Marketing): là tầm nhìn, mục đích, khả năng nghiên cứu đối tượng, ngôn ngữ viết và phong cách viết văn, ý tưởng chiến lược và quản trị bên ngoài.
Content Strategy chủ ý chỉ quan sát vào tầm nhìn, nghĩa là cái nhìn sâu sắc về cách thức sản xuất nội dung và lí do tại sao Content của bạn được tạo ra, quản lý và cuối cùng xuất bản bài viết hoặc cập nhật trên các trang web. Nó coi xét và kiểm tra tất cả thông tin người mua hàng trên website mà bạn sẽ gặp phải. Nó có thể trùng lặp với Content Marketing, đấy là lý do vì sao bạn có thể nhìn thấy nhiều đặc điểm giống với Content Strategy tuy nhiên điều đó là không phải.
Content Marketing là chủ yếu tập trung vào những chiến thuật và cách thực hành nội dung. Nó là những gì thực sự sáng tạo, quản lý và chỉnh sửa nội dung Content mà toàn bộ mục đích chỉ để phục vụ cho truyền thông. Nó có thể là bất kì nội dung đăng tải từ bài post blog đến trang website xác nhận, và nó tập trung nhắm đến những việc làm tạo ra mối liên hệ đáng tin cậy giữa hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty đó với thị trường khách hàng có khả năng mua hàng. tất cả đều nằm ở việc phải làm sao sản xuất ra content mà người coi không những đọc mà còn giúp họ trong việc sale (sale funnel)
Những cách để tạo ra một Content Strategy
Dựa vào những thông tin trên, bạn đã phần nào cũng có thể hiểu được vì sao chiến lược nội dung lại có tầm quan trọng đến vậy trong thực tế. Dưới đây, hãy cùng tôi tiếp tục tìm hiểu về các cách tạo ra một chiến lược nội dung (content strategy).
Bước 1: Nghiên cứu thông tin của công ty
Thông thường trong giai đoạn này, bạn cần phải chú trọng tìm hiểu thông tin liên quan đến công ty. Từ đó, nhanh chóng khám phá được những giá trị thế mạnh của công ty và từ đó nhận thấy cốt lõi của thương hiệu là gì?
Trong phần này, bạn cần trả lời một số câu hỏi như sau:
Điểm mạnh của bạn hay công ty bạn là gì? Điều đó biểu hiện cho những vấn đề quan trọng nào? Ngoài việc muốn kiếm tiền, thì tại sao bạn lại lựa chọn hình thức kinh doanh này.
Khi bạn trả lời được những câu hỏi này, thì bạn có thể xác định được đúng mục tiêu cũng như những vấn đề liên quan phải đối mặt.
Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu của từng đối tượng khách hàng
Ở giai đoạn tiếp theo, bạn cần phải thực hiện những quy trình nghiên cứu nhu cầu khách hàng. Mục tiêu ở đây chính nên là tìm hiểu cụ thể về mong muốn, sở thích cũng như hành vi mua hàng của khách hàng tiềm năng trong thực tế là gì.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nên tìm hiểu thêm về cách thức mua hàng, địa điểm cũng như thời điểm họ bắt đầu tiêu thụ nội dung trên những chương trình, kênh truyền thông của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có khả năng đưa ra những chiến lược phát triển nội dung hiệu quả tiếp theo.
Bước 3: Nghiên cứu hành động của đối thủ cạnh tranh
Để nghiên cứu hành động của đối thủ cạnh tranh cần chia ra hai nhóm đối tượng cụ thể:
- Đối thủ thương mại: Bạn cần quan sát đến tên thương hiệu, các sản phẩm của công ty đối thủ này. Tốt nhất, bạn hãy xem xét các đề xuất bán hàng độc đáo và cách thức họ truyền tải nội dung thông tin qua các kênh truyền thông. Cũng giống như thông điệp của mình truyền đến với khách hàng tiềm năng. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra phương thức thay đổi giá trị sản phẩm phù hợp thay đổi chiến lược thị trường.
- Đối thủ cạnh tranh về nội dung: Về phần này, bạn cần cẩn trọng tìm hiểu xem đối thủ đang cung cấp cho thị trường những loại thông tin là gì. Từ đó, có lựa chọn được những thông tin cần thiết nhất trong việc phát triển nội dung của website mình. Đồng thời, thu hút được lượng lớn khách hàng hơn.
Bước 4: Xác định content strategy phù hợp nhất
Đây được xem là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược. Bạn cần chú ý xem xét, xác định khoảng cách, vị trí địa lý hay là nơi bạn sẽ phát triển thương hiệu kinh doanh của mình. Để tìm ra được chiến lược nội dung phù hợp với mình, bạn cần trả lời được những câu hỏi dưới đây:
- Nhu cầu của khách hàng là gì?
- Các đối thủ của bạn thành công trong những chiến lược nội dung nào?
- Bạn có khả năng nắm bắt được thời điểm này không?
- Những việc làm nào gây ảnh hưởng tới mục tiêu kinh doanh của bạn?
Nếu bạn có thể tìm được câu trả lời phù hợp cho chiến lược nội dung của mình. Thì nó sẽ mang lại thật nhiều lợi ích cho công việc kinh doanh của mình.
Phát triển chiến lược nội dung theo hướng độc lạ nhưng có ý nghĩa
Tôi đã tổng hợp và xác định được những yếu tố thực tiễn tốt nhất để giúp bạn sản xuất ra nội dung có ý nghĩa và có liên quan đến chủ đề bạn sẽ chọn. Mỗi phần nội dung phát triển theo hướng:
- Phản ánh quá trình hoạt động của bạn, mục tiêu của bạn và cả nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể theo dõi và tiếp cận nhu cầu của người dùng thông qua nhưng việc quan trọng như tiến hành nghiên cứu tổ chức thị trường, nghiên cứu nhu cầu người dùng và phân tích các số liệu trên trang web.
- Tìm hiểu suy nghĩ của người dùng nghĩ qua các bình luận đánh giá và bàn luận về một chủ đề náo đó. Nội dung được sản xuất dựa vào nhu cầu và cấu trúc của chủ đề. Thực hiện được điều này cũng sẽ giúp bạn được tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
- Quá trình giao tiếp với mọi người theo cách mà họ hiểu và đang hoạt động. Nắm bắt và triển khai công việc theo các nguyên tắc viết đơn giản giúp việc này trở nên đơn giản hơn
- Hãy trở thành nội dung có thông tin hữu ích. Bằng cách xác định rõ mục đích trong từng nội dung mà bạn đưa vào, bỏ qua các nội dung không cần thiết.
- Luôn cập nhật các thông tin ngoài thực tế. Khi có thêm thông tin mới, hãy cập nhật nội dung của bạn lên các trang web hoặc lưu trữ nó.
4 giải pháp để xây dựng nội dung tiếp thị chuẩn
Cách 1: Xác định và tập trung triển khai mục tiêu nội dung tiếp thị
Cần xác định tư tưởng rằng nếu như website hay các trang fanpage bán hàng của bạn nếu không có một chiến lược nội dung tổng quát thì tất cả các bài viết đính kèm sản phẩm dường như sẽ có nội dung rời rạc, chưa kể độc giả sẽ không nắm bắt thông điệp của nội dung mà bạn muốn truyền tải qua hình ảnh là gì.
Cách 2: Làm nổi bật điểm khác biệt trong nội dung tiếp thị
Trong lĩnh vực content marketing thì thuật ngữ chuyên môn “điểm khác biệt” hay còn gọi là point of diffrence có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó có khả năng phản ánh rằng yếu tố nổi bật trong nội dung khiến hàng hoá hoặc dịch vụ của một công ty trở nên khác biệt so với các công ty của đối thủ cạnh tranh.
Đối với một chiến lược khác biệt hóa thì thương hiệu của bạn có tỷ lệ thành công rất cao, lợi nhuận và lượng khách hàng tiềm năng sẽ được tăng lên đáng kể.
Cách 3: Triển khai Content Marketing dựa vào phân công nhân sự
Khác với hai hướng đi mang tính chuyên môn của content stratege kể trên, triển khai nội dung tiếp thị chủ yếu dựa vào việc phân chia nhân sự cũng là một trong những giải pháp thiết thực.
Mỗi một cá nhân content strategy trong tổ chức đều có những ưu điểm riêng, có người mạnh về sáng tạo nội dung, nhưng cũng có người giỏi nghiên cứu thị trường kinh doanh,… Qua đó việc giao nhiệm vụ và công việc cho từng cá nhân sao cho đạt được mục tiêu chung mà vẫn đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Cách 4: Triển khai Content Marketing dựa vào kênh tiếp cận khách hàng
Hiện nay phần lớn các kênh marketing nội dung thường có mục đích tiếp cận khách hàng bằng cách tương tác qua lại giữa các kênh như mạng xã hội, các kênh truyền thông website, các link liên kết quảng cáo, qua cộng đồng mạng và cả trang web của doanh nghiệp và các kênh truyền thông lan truyền phổ biến trong nước,…
Một số lưu ý cần nhớ khi làm chiến lược nội dung
Trong qua trình làm chiến lược nội dung rất hay gặp phải một đôi sai sót, nhất là những người mới làm. Với những lưu ý sau bạn có thể tránh được những sai lầm không đáng có như:
Chiến lược nội dung còn liên quan đến những yếu tố nào?
Như bạn đã hình dung thì những bước chỉ dẫn phía trên chỉ là những bước căn bản nhất để bạn có thể dễ dàng xây dựng chiến lược nội dung của mình.
Thế nhưng bạn còn phải phân tích chi tiết thêm nhiều thứ khác để có một chiến lượng nội dung chuẩn xác :
Thực tế thì chiến lược nội dung của bạn cụ thế như thế nào? Trường hợp kinh doanh của công ty bạn có nên thiết lập một chiến lược nội dung mới hay cần duy trì chiến lược nội dung cũ? Nếu bạn muốn đổi mới chiến lược nội dung thì có những rủi ro nào cần đối mặt?
Những khó khăn bạn cần giải quyết khi bạn thực hành chiến lược nội dung này ra sao? (Thiếu các nhân sự ở phòng ban? Không có đủ công cụ hay thiết bị để thực hiện? Người viết nội dung là người mới chưa có kinh nghiệm cũng như thiếu kĩ năng khi chắc lọc thông tin….)
Có nên chia sẻ chiến lược này với các phòng ban khác hay không?
Nói chung thì chiến lược này ngoài người dùng, thì còn có người điều hành về chiến lược công ty, giám đốc và những bộ phận nhân sự tương tác tới quá trình chiến dịch marketing thì bạn nên hạn chế truyền quá nhiều thông báo ra bên ngoài.
Bạn chỉ cần cung cấp nhưng thông báo cần thiết là hiện tại đội marketing đang chạy một chiến dịch content thế hệ mới đang cần thời gian và nhân lực thực hành. Yêu cầu các phòng khác hạn chế sửu dụng nhân công của chiến dịch và giảm lượng công tác để có người thường xuyên chạy chiến dịch.
Chọn thời gian nào hợp lý để thiết lập một chiến dịch content?
Điều này còn tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó còn phụ thuộc vào tình hình chiến dịch content ngày nay.
Nếu mục đích doanh nghiệp thay đổi theo hướng mới thì chiến dịch cũng cần phải có kế hoạch thay đổi để thích hợp. Thị trường hiện nay luôn thay đổi hàng ngày hàng giờ, do vậy người dùng cũng cần phải điều chỉnh hợp lý chiến lược nội dung để tương ứng với từng thời đoạn của thị trường.
Lời kết
Quá trình tạo ra một chiến lược nội dung tốt sẽ giúp bạn thúc đẩy được doanh số, và tăng lợi nhuận kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cần phối hợp chiến dịch với nhiều kênh khác nhau sẽ giúp huy động được nguồn lực. Việc quan trọng nhất là sáng tạo nội dung không ngừng nghỉ để tạo ra những giá trị có ích cho người dùng. Huy vọng, qua bài viết này SPSEO đã giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích và hiểu được Content Strategy là gì? Chúc các bạn có chiến dịch nội dung thành công nhé!