Đa số mọi người đều nghĩ rằng Ahrefs là một công cụ dùng để phân tích backlink mà thôi. Thế nhưng công cụ này còn có rất nhiều tác dụng khác rất tuyệt vời. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khái niệm Ahrefs là gì, công dụng, một số thuật ngữ liên quan cũng như cách sử dụng chi tiết công cụ thần thánh này.
Ahrefs là gì?
Ahrefs là một công cụ, giúp chúng ta phân tích nhiều chỉ số khác nhau trong SEO. Đây là công cụ hoạt động dựa trên một kho cơ sở dữ liệu rất lớn để phân tích chỉ số website, từ khóa, backlink…. Từ những chỉ số này mà chúng ta nắm bắt được tình trạng dự án, cũng như đưa ra các điều chỉnh trong chiến lược marketing.
Cơ sở dữ liệu của Ahrefs
Kho cơ sở dữ liệu được sử dụng là tập hợp những dữ liệu phức tạp trên internet, các dữ liệu này khó mà có thể quản lý được theo hình thức truyền thống. Trong số những dữ liệu này thì có nhiều thông tin giúp bạn đo lường được hiệu quả chiến dịch marketing cũng như là đưa ra dự đoán, phương hướng những sự việc chuẩn bị xảy ra. Thậm chí là các dữ liệu này được cập nhật dựa theo thời gian thực tế, giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp, đơn vị thực hiện marketing online.
Cách Ahrefs thu thập dữ liệu
Công cụ thần thánh này sẽ tạo ra những con bot, các con bot này hàng ngày sẽ đi qua những website, backlink… để thu thập dữ liệu trên internet. Thông thường thì những con bot này sẽ cập nhật dữ liệu mỗi khoảng 10-30 phút, và nó thu thập thông tin của hàng tỷ trang mạng internet. Trong cơ sở dữ liệu của công cụ này hiện đã có hàng trăm triệu tên miền khác nhau với số lượng backlink lên tới hàng “tỷ tỷ”.
Sự thật ngạc nhiên
Nếu xét về khả năng hoạt động của các con bot trên mạng thì Ahrefs được đánh giá là chỉ xếp sau google mà thôi. Nếu so với Bing hoặc Yahoo thì bot của Ahrefs hoạt động còn tốt và chính xác hơn. Đây chính là nguyên nhân mà công cụ này đem lại hiệu quả tốt nhất hiện nay để phân tích các website.
Tác dụng của Ahrefs
Vậy thì với những dữ liệu khổng lồ thu thập được trên mạng internet, công cụ này sẽ đem lại những lợi ích và tác dụng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ.
Audit backlink
Audit backlink là công việc cần thiết, thậm chí là công việc đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để triển khai được một dự án SEO. Ahrefs đưa ra cho bạn một số lượng dữ liệu rất lớn, từ đó mà bạn có thể phân tích được số lượng, chất lượng backlink của đối thủ. Nhờ vào việc này bạn sẽ lên được kế hoạch để xây dựng backlink cho dự án của mình.
Xây dựng backlink
Để có thể xây dựng backlink, bạn cần phải có nguồn. Ahrefs sẽ giúp bạn phân tích được backlink của đối thủ, thấy được nguồn backlink của họ và bạn hoàn toàn có thể xây dựng backlink của mình dựa trên những nguồn đó. Hiểu một cách đơn giản thì đây giống như là lấy backlink từ đối thủ vậy. Để có thể làm được điều này thì bạn sẽ phải làm như thế nào?
Bạn chỉ cần truy cập vào ahrefs.com, nhập url của đối thủ vào trong thanh tìm kiếm của Site Explorer để tìm kiếm. Sau khi kết quả hiện ra, bạn nhấp chuột vào phần “backlink” là đã có thể thấy được toàn bộ backlink của đối thủ. Lúc này đây bạn chỉ cần lưu dữ liệu lại, chọn lọc nếu cần thiết và xây dựng backlink dựa trên dữ liệu vừa có được. Trong số dữ liệu bạn vừa thu được, bạn sẽ có nhiều loại backlink khác nhau.
- Diễn đàn: bạn hãy tìm đến các diễn đàn đó, đăng ký tài khoản và đăng bài SEO cho dự án của mình.
- Profile: bạn cũng hãy đăng ký tài khoản, vào phần thông tin cá nhân, lưu đường dẫn website hoặc url cần SEO vào.
- Blog 2.0: lúc này bạn hãy đăng ký tài khoản theo email, tạo ra các blog tương tự đối thủ, đăng bài lên blog và trỏ link về dự án.
- Comment: bạn cần đăng ký tài khoản hoặc dùng email để comment, trong tên hoặc comment của mình đừng quên gắn đường dẫn của dự án SEO.
Dựa vào việc đối thủ xây dựng backlink như thế nào, bạn có thể nhìn và làm theo để có được backlink tương tự với đối thủ. Thông qua hình thức này thì bạn sẽ đảm bảo được số lượng và chất lượng backlink chẳng hề kém đối thủ chút nào cả.
Research Keywords
Một sự nhầm lẫn rất lớn từ người dùng, đó là không sử dụng Ahrefs để nghiên cứu từ khóa. Mỗi khi bí ý tưởng về từ khóa hay là nội dung bài viết thì công cụ này sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng tuyệt vời.
Tìm kiếm từ khóa
Tương tự như với xây dựng backlink, thế nhưng thay vì lựa chọn phần “backlink” thì bạn hãy lựa chọn phần “Organic Keywords”, lúc này đây bạn sẽ nhìn thấy những từ khóa của đối thủ. Tất nhiên là với từng trường hợp khác nhau thì bạn nên chọn lọc từ khóa khác nhau.
- Bạn là website lớn: hãy đừng ngại ngần mà lựa chọn những từ khóa có độ khó cao, điều này giúp đem về lượng traffic và doanh thu tốt hơn.
- Bạn là website mới: hãy lựa chọn các từ khóa dễ, dài, có lượng tìm kiếm thấp. Việc này sẽ giúp bạn có thể lên top dễ dàng hơn, sau đó mới nâng dần độ khó lên bằng cách tìm các từ khóa có độ khó cao hơn. Để thực hiện việc này thì Ahrefs có các bộ lọc về độ dài từ khóa, volume search hoặc là độ khó của từ khóa.
Theo dõi từ khóa đối thủ
Trong phần organic keywords này, nếu như bạn nhấp vào phần “new” thì bạn sẽ nhìn thấy được các từ khóa mới mà đối thủ tạo ra. Thông qua việc này phần nào bạn sẽ nắm bắt được hướng đi của đối thủ và đưa ra chiến lược phù hợp. Dựa vào các từ khóa của đối thủ này thì bạn cũng có thể tạo ra những landing page hoặc là nội dung mới phù hợp với từ khóa và thị trường. Qua đó kéo ngắn khoảng cách của mình với đối thủ lại, hoặc thậm chí là đánh chặn đối thủ.
Ý tưởng từ khóa mới
Trong Ahrefs cũng có mục “Keywords Ideas” để bạn có được những từ khóa mới mà bạn bỏ quên hoặc là chưa lên top. Dựa vào ý tưởng về từ khóa còn thiếu này, bạn hãy tạo ra các page hoặc content phù hợp, tận dụng tối ưu lại các trang mà mình đã có để đảm bảo không bỏ sót những từ khóa tiềm năng. Rất có thể đối thủ của bạn cũng bị bỏ sót các từ khóa này và thông qua đó thì bạn sẽ dễ dàng hơn để vượt qua đối thủ.
Phân tích từ khóa và đối thủ
Dựa vào các từ khóa, backlink mà ahrefs đưa ra, phải làm sao để phân tích được đối thủ và đánh giá được sơ bộ sự chênh lệch của đối thủ và bản thân mình? Bạn chỉ cần lựa chọn phần backlink và organic keywords của cả mình lẫn đối thủ để tải về.
Sau khi đã có được toàn bộ dữ liệu cần thiết, bạn có thể nhìn vào bảng và so sánh số lượng từ khóa, số lượng backlink, tổng lượng tìm kiếm của từ khóa, thậm chí là cả traffic trả phí. Thông qua đó thì bạn sẽ nhìn thấy ngay được sự chênh lệch của mình và đối thủ một cách tổng quan. Dựa vào sự chênh lệch này bạn sẽ có thể nắm bắt được khả năng để cạnh tranh của mình và đối thủ như thế nào.
Theo dõi đối thủ
Nếu như chăm chỉ sử dụng Ahrefs để phân tích đối thủ hàng ngày, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được mọi sự thay đổi của đối thủ. Backlink, từ khóa, ref Domain, ref IP…. Và thông qua các số liệu về sự thay đổi này là bạn đã biết được đối thủ đang làm gì? Xây dựng backlink ở đâu? Theo chiều hướng như thế nào….
Dựa theo các bộ lọc của công cụ đem lại, bạn cũng có thể biết được những từ khóa nào mang lại nhiều lưu lượng truy cập cho đối thủ, dựa vào đó thì hãy thực hiện tương tự nếu như bạn muốn.
Theo dõi lưu lượng truy cập
Ahrefs không thể nào mang lại chỉ số lưu lượng truy cập chính xác, thế nhưng bạn có thể ước lượng được hiệu quả công việc của đối thủ. Traffic là một trong số những mục tiêu của SEO, thông qua Google Analytics thì bạn biết được traffic dự án của mình. Tuy nhiên để nắm được traffic của đối thủ bạn sẽ phải dựa vào công cụ phân tích thần thánh này. Thông qua đó bạn sẽ nắm được tỷ lệ traffic của đối thủ và mình, tỷ lệ organic traffic và paid traffic.
Audit website
Phân tích đối thủ, phân tích dự án của mình, từ đó nhìn nhận tổng quan về cả keywords lẫn backlink. Thông qua các chỉ số này bạn sẽ nắm được keywords và backlink dạng nào đang nhiều, đạng bị thiếu, nên tập trung cho cái nào. Việc này sẽ giúp ích khá nhiều để bạn tránh được lỗi kỹ thuật hay thuật toán của google. Bạn cũng sẽ cân bằng được lượng backlink, anchor text hay keywords sao cho phù hợp.
Quản lý thương hiệu
Đây là tính năng có lẽ chẳng mấy ai để ý cả. Ahrefs sẽ thông báo cho bạn nếu như từ khóa thương hiệu của bạn được người khác đề cập tới. Việc này giúp bạn nắm bắt được tình trạng và độ phủ của thương hiệu, điều chỉnh quá trình marketing để phát triển thương hiệu một cách tốt nhất.
Xây dựng chiến lược
Với toàn bộ những tác dụng kể trên của công cụ này, thì tóm lại vẫn là để xây dựng được một chiến lược SEO hoặc marketing tốt nhất có thể. Trong trường hợp bạn đã tiến hành thực hiện công việc, thì Ahrefs sẽ giúp bạn hiệu chỉnh chiến lược theo từng giai đoạn khác nhau.
Các thuật ngữ quan trọng của Ahrefs
Để có thể sử dụng tốt được Ahrefs, thì trước tiên bạn cần phải hiểu được các thuật ngữ thường dùng và quan trọng của công cụ này. Ngay bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu các từ khóa mà nó sẽ giúp bạn tối ưu được cả cách sử dụng công cụ lẫn chiến lược SEO.
KD – Keywords Difficulty – Độ khó từ khóa
Keywords Difficulty được viết tắt là KD, đây là thuật ngữ thể hiện độ khó, độ cạnh tranh của từ khóa. Thông qua chỉ số này bạn sẽ biết được từ khóa có cạnh tranh hay không, mức độ cạnh tranh tới mức độ nào. Chỉ số KD này cũng chỉ độ khó của từ khóa theo thang điểm 100 và là khả năng để vào được top 10 trên google.
Giả sử thông qua quá trình phân tích từ khóa, bạn thấy có một keywords có chỉ số KD = 50, có nghĩa độ khó để vào top 10 google của từ khóa này là 50. Tuy nhiên thì độ khó này chỉ là tương đối, nó sẽ thay đổi dựa trên nhiều yếu tố.
Tài nguyên SEO
Tài nguyên SEO là hệ thống backlink, blog, website vệ tinh và cả kinh phí mà bạn có nữa. Đối với từ khóa có độ khó 50, sẽ có người đưa vào 100 blog/web 2.0 để đưa nó lên top 10, có người sẽ sử dụng 1000 backlink.
Tuy nhiên có người lại chỉ sử dụng 10 bài đăng báo chí tuyên truyền là đã đạt được mục tiêu. Dựa theo tài nguyên SEO mà bạn sở hữu cũng như là chi phí bạn bỏ ra để SEO thì mức độ khó của từ khóa sẽ thay đổi, với người này thì nó khó 50, nhưng với người kia thì nó chỉ có độ khó 10 mà thôi.
Trạng thái dự án
Trạng thái dự án nghĩa là tình trạng hiện tại của bạn. OK, từ khóa có độ khó là 50, nhưng đấy là đối với website như thế nào? Giả sử cùng một từ khóa, 1 website đang ở top 70, 1 website khác đang ở top 11 thì chẳng nhẽ độ khó lại giống nhau hay sao?
Hoặc là nếu hài hước hơn, thì dù sau khi bạn đã vào top 10, thậm chí là top 1 thì lẽ ra độ khó của từ khóa sẽ phải giảm đi rất nhiều. Bởi vậy là dựa vào website của bạn như thế nào, đang ở đâu mà độ khó này cũng sẽ không giống nhau.
Organic Keywords/Organic Traffic/Organic Search
Organic Keywords, Organic Traffic và Organic Search là 3 thuật ngữ quan trọng khác để bạn phân tích được một dự án chính xác hơn.
Organic Keywords
Organic Keywords là những từ khóa của URL mà đã lọt vào top 100 của google và được thu thập bởi bot của công cụ Ahrefs. Giả sử bạn đưa một URL vào để phân tích, kết quả cho ra được 345 organic keywords thì nghĩa là bạn đã có được 345 từ khóa lọt vào top 100 google. Thông qua chỉ số này bạn sẽ nắm bắt được số lượng và tiến độ lọt top của các từ khóa trong dự án SEO.
Organic Traffic
Organic Traffic là thể hiện số lượng traffic của bạn thông qua Organic Keywords. Giả sử Organic Keyword của bạn là 345 và Organic Traffic của bạn là 10.000, nghĩa là thông qua 345 từ khóa ở trong top 100 google bạn thu lại được 10.000 traffic. Tất nhiên chỉ số này chỉ là tương đối thôi chứ không chính xác.
Để có thể biết được chính xác lượng Organic Traffic thì bạn cần phải sử dụng kết hợp Google Webmaster Tool cùng với Google Analytics. Với 2 công cụ này thì bạn sẽ nắm được chính xác lượt nhấp chuột vào từng từ khóa, cũng như là traffic của từng thời điểm một cách chính xác nhất.
Organic Search
Organic Search là thuật ngữ, chỉ những traffic, lượt truy cập thông qua nhấp chuột vào từ khóa của bạn trên google mà không cần trả phí. Đây là lượng traffic tự nhiên và rất quan trọng. Dựa vào biểu đồ Organic Search bạn cũng sẽ nắm được tình trạng, tiến trình SEO của dự án.
Anchor Cloud/Anchor Text
Anchor Cloud và Anchor Text là hai thuật ngữ liên quan tới từ khóa của bạn.
Anchor Text
Anchor Text là một cụm từ, có thể có một hoặc nhiều chữ ghép lại, cụm từ này có chứa liên kết để trỏ về một đích nào đó có thể là trang chủ website, bài viết…. Đối với quá trình SEO off page, thì backlink chính là các liên kết đặt trên cụm từ được gọi là Anchor Text, và nếu như số lượng, mật độ của Anchor Text không hợp lý thì bạn sẽ bị google phạt.
Anchor Cloud
Anchor Cloud thì lại là thuật ngữ chỉ đến mật độ của Anchor Text. Thông qua Anchor Cloud bạn sẽ thấy mật độ, độ phủ của từ khóa, thông qua đó điều chỉnh anchor Text sao cho phù hợp và tránh được án phạt của google.
Các tính mật độ Anchor Text
Để kiểm tra anchor text thì bạn lựa chọn mục “Anchors” trong Ahrefs, và trong bảng hiện ra thì có các chỉ số về Anchor Text, Referring Domain, Referring Page và Dofollow. Trong đây thì Referring Domain là chỉ số lượng tên miền có chứa backlink trỏ tới dự án của bạn, Referring Page là chỉ số lượng URL có backlink trỏ về dự án của bạn, Anchor Text là chỉ các cụm từ có chứa liên kết và Dofollow là một trạng thái của backlink.
Tại đây thì các bạn chỉ nên chú ý tới cột Dofollow, nguyên nhân là bởi vì Anchor text sẽ chỉ được google tính nếu như backlink đó của bạn là Dofollow. Có thêm một lưu ý nữa là đối với một page nào đó mà có nhiều anchor text khác nhau cùng trỏ về 1 URL, thì đối với Ahrefs bot sẽ chỉ lấy 1 Anchor text đầu tiên ở dạng dofollow để tính vào anchor cloud mà thôi.
Để tính được mật độ anchor text, bạn lấy số lần xuất hiện của anchor text đó, chia cho tổng số lần xuất hiện của toàn bộ anchor text rồi nhân với 100. Trong công cụ phân tích này đã tính sẵn mật độ, bạn chỉ cần mở ra và xem để điều chỉnh mật độ từ khóa sao cho phù hợp.
UR – URL Rating
UR là viết tắt của URL Rating, đây là chỉ số sức mạnh của một URL cụ thể nào đó. Chỉ số này được đánh giá dựa trên thang điểm 100, với điểm càng cao thì khả năng SEO cũng sẽ dễ dàng hơn bởi URL này có sức mạnh tỷ lệ thuận với số điểm.
UR được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như là thời gian tồn tại, số lượng và chất lượng backlink, traffic vào url đó…. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng chỉ số này chỉ là tương đối mà thôi chứ không hoàn toàn chính xác. Các công cụ khác nhau thì đưa ra chỉ số UR khác nhau, các bạn có thể xem để tham khảo và so sánh để nắm được tổng quan sức mạnh URL của mình với đối thủ.
DR – Domain Rating
DR là viết tắt của Domain Rating. Khác với UR chỉ đo sức mạnh của một đường dẫn cụ thể, thì DR sẽ đo sức mạnh tổng thể của toàn bộ website. Cũng chính bởi vì UR đánh giá cụ thể một đường dẫn, cho nên độ chính xác của UR cũng cao hơn so với DR. Chỉ số sức mạnh của DR thì chỉ tính theo quá trình seo Off page chứ không liên quan tới việc Onpage. Nếu như bạn có nhiều backlink hơn và chất lượng backlink tốt hơn, thì chỉ số DR của bạn sẽ cao.
Tương tự như với UR thì DR cũng được đánh giá trên thang điểm 100, và nó thể hiện khả năng đạt top của cả website. Để tăng chỉ số DR thì bạn nên xây dựng backlink từ những nơi có chỉ số DR cao hơn website của bạn theo nhiều hình thức khác nhau.
Referring Domains
Referring Domains là thuật ngữ để chỉ số lượng domain chứa backlink trỏ về website của bạn. Có rất nhiều trường hợp thắc mắc rằng tại sao số lượng backlink tăng lên trong khi Referring Domains lại bị giảm? Đó là bởi vì mặc dù backlink tăng lên tại những địa chỉ domain bạn đã có backlink, song song với đó thì có một số website mà bạn đặt link bị chết, hỏng link hoặc xóa link của bạn. Hãy nhớ đây là số lượng “domain” chứ không phải backlink.
AR – Ahrefs Rank
AR là viết tắt của Ahrefs Rank, đây là thứ hạng mà công cụ này đánh giá cho website của bạn, và nó dựa vào chỉ số Domain Rating là chủ yếu. Có nhiều trường hợp UR website thấp hơn, nhưng DR cao hơn cho nên AR cũng cao hơn. Chỉ khi nào mà DR của các website bằng nhau, thì AR mới dựa vào UR để đánh giá. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng để tăng thứ hạng AR thì chúng ta cần dựa vào chất lượng và cả số lượng của backlink.
Chỉ số AR này không phụ thuộc vào DA và PA (DA = Domain Age = tuổi đời tên miền, PA = Page Age = tuổi đời của page). Có nghĩa là dù DA và PA đều = 1 thì bạn vẫn có được AR cao, thậm chí là top 1 AR.
Bởi vì thế cho nên chỉ số AR có thể thao túng một cách dễ dàng dựa vào backlink. Bạn có thể trỏ bất cứ backlink nào có thể cho dù là link xấu tới website của bạn thì AR vẫn tăng. Tuy nhiên điều này là không nên bởi nó sẽ khiến cho google thực hiện án phạt đối với bạn.
Live Index và Fresh Index
Index là trạng thái mà bot sẽ lập chỉ mục các backlink của bạn. Live Index và Fresh Index lại là hai trạng thái của tình trạng Index.
- Live Index: là những backlink đã được index và vẫn còn tồn tại, đem lại tác dụng đối với dự án của bạn.
- Fresh Index lại chỉ trạng thái không còn tìm thấy hoặc thu thập được các backlink đã từng trỏ về website của bạn.
Giả sử, nếu như bạn có tới 100 backlink, trong đó thì 70 cái là Live backlink, nghĩa là còn 30 backlink khác chưa thể thu thập được, có thể là bởi nó đã chết, không tìm thấy hoặc đã bị xóa. Dựa vào đây bạn có thể tìm cách để khôi phục lại 30 Fresh backlink.
Một số giải đáp liên quan tới các thuật ngữ.
Trong quá trình sử dụng công cụ, thì có rất nhiều người thắc mắc về sự lên xuống của các chỉ số có trong những thuật ngữ nói trên, chúng ta hãy cùng nhau giải đáp một số thắc mắc cơ bản.
Tại sao backlink thì tăng mà DR lại giảm?
Nguyên nhân của việc này, là bởi đối thủ của bạn có số lượng backlink tăng lên nhiều hơn bạn. Chỉ số DR được chấm trên thang điểm 100, nếu như một website có DR = 100 mà tiếp tục tăng backlink lên thì chỉ số DR không thể tăng lên thành 101 được. Chính vì thế mà những website khác sẽ bị giảm chỉ số DR xuống. Điều này thể hiện khoảng cách về backlink của bạn và đối thủ đang bị giãn cách ra.
Backlink từ các web có DR cao nhưng DR của mình vẫn thấp?
Thông thường thì khi bạn có backlink từ những website DR cao hơn trỏ về, thì DR của bạn sẽ tăng lên. Tuy nhiên có những trường hợp như là các địa chỉ bạn lấy backlink quá phổ biến, bất cứ ai cũng có thể dùng để lấy backlink được. Đây là các trường hợp không được đánh giá cao, và tác dụng tăng DR cho website của bạn cũng không nhiều. Tất nhiên nếu bạn lấy backlink từ những địa chí khó nhằn, thì DR của bạn lại tăng rất nhanh.
Có nên disavow (từ chối) backlink từ các trang DR thấp?
Backlink có chất lượng thấp, ít nhiều cũng đem lại tác dụng tới website của bạn, chính vì thế mà việc disavow có thể thực hiện hoặc không. Tuy nhiên nếu bạn lo sợ bị google phạt thì nên disavow nó đi.
Tại sao backlink tăng nhưng AR thì lại giảm?
AR cũng giống DR vậy, khi đối thủ của bạn xây dựng backlink nhanh chóng và chất lượng hơn bạn, thì điểm AR của bạn sẽ bị giảm xuống. Điều này thể hiện rằng đối thủ đang làm tốt hơn bạn, lúc này bạn cần tăng cường SEO Off page.
Có nên thao tăng cường chỉ số AR, DR, UR hay không?
Điều này rất khó để trả lời. Các chỉ số này thể hiện sức mạnh của bạn, và đối với google thì cũng như vậy. Tuy nhiên những chỉ số này được đưa ra bởi Ahrefs chứ không phải google, cho nên chúng ta chưa thể đo lường được hiệu quả của các chỉ số này.
Cách sử dụng Ahrefs chi tiết
Như đã nói, thì Ahrefs là một công cụ thần thánh giúp bạn thân tích được chi tiết một dự án. Vậy thì ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách để sử dụng công cụ này sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là một tính năng mạnh mẽ của Ahrefs đem lại. Đây có thể nói là tính năng đầu tiên mà mọi người sẽ nghĩ tới, và là hành động được nhiều người dùng công cụ này thực hiện. Vậy thì chúng ta nghiên cứu từ khóa như thế nào bây giờ?
Phân tích website đối thủ
Với các từ khóa có sẵn, bạn có thể lên google tìm kiếm và lựa chọn ra một số đối thủ khó nhằn để phân tích. Gõ tên miền của đối thủ vào trong thanh tìm kiếm, hàng loạt chỉ số sẽ bày ra trước mắt bạn để bạn nắm bắt sơ lược được tình trạng và so sánh với dự án của mình.
Tìm kiếm từ khóa của đối thủ
Với bảng biểu chỉ số của đối thủ hiện ra, bạn có thể lựa chọn Organic Keywords để thấy được những từ khóa của đối thủ. Từ bảng từ khóa này thì các bạn có thể tải về, lựa chọn, tìm kiếm và lên ý tưởng hay kế hoạch để SEO, sử dụng các từ khóa một cách hợp lý. Chắc hẳn trong danh sách từ khóa này sẽ có những từ mà bạn chưa nghĩ tới, bị bỏ sót, hãy tận dụng thật tốt công cụ này để đem về các từ khóa tiềm năng của đối thủ và biến chúng thành của mình.
Chọn lọc từ khóa
Không phải là từ khóa nào chúng ta cũng cần thiết phải sử dụng, từ khóa nên được chọn lọc kỹ càng. Dựa theo filters mà công cụ Ahrefs đem lại, bạn có thể lựa chọn từ khóa dựa theo các tiêu chí khác nhau. Một số tiêu chí mà bạn nên quan tâm là độ dài của từ khóa, độ khó của từ khóa, lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng… Ngoài ra thì từ khóa có đem lại tỷ lệ chuyển đổi tốt hay không nữa.
Giả sử bạn là một ông trùm trong lĩnh vực của mình, website lớn mạnh, có thương hiệu phát triển tốt thì tại sao không lựa chọn những từ khóa khó, có tỷ lệ chuyển đổi cao, lượng tìm kiếm lớn? Còn nếu như là website mới thì nên ưu tiên các từ khóa dễ hơn với độ dài hợp lý và lượng tìm kiếm vừa phải.
Lưu ý khi phân tích từ khóa
Khi phân tích và lựa chọn từ khóa, có thể bạn sẽ lựa chọn ra được một số từ khóa tiềm năng, tuy nhiên trong tương lai bạn có thể nên thay đổi từ khóa mà mình cần, bởi bạn không thể mãi mãi tập trung vào một từ khóa duy nhất được. Trong trường hợp bạn bị rối khi đứng trước hàng đống từ khóa, bạn hãy sử dụng thật nhiều bộ lọc, một trong số đó là “vị trí từ khóa” để thấy được các từ khóa mà đối thủ đang chưa đẩy mạnh.
Ngoài ra thì công cụ này cũng chỉ là tương đối, không thể hiện rõ ràng được các bước đi của đối thủ. Có những từ khóa mà đối thủ đứng hạng 2-3, thế nhưng đó không phải là do đối thủ đẩy mạnh mà là bởi từ khóa lên tự nhiên. Vì vậy bạn phải có một kinh nghiệm SEO và nhận định tốt, mới chọn lọc từ khóa chuẩn xác được.
Bạn cũng đừng quên theo dõi thường xuyên, bởi đối thủ sẽ luôn thay đổi, quan sát hàng ngày sẽ giúp bạn nắm bắt chính xác hơn các bước đi của đối thủ, từ đó đưa ra chiến lược hợp lý nhất.
Theo dõi đối thủ
Dựa vào Ahrefs, bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi những động thái mới của đối thủ như là về backlink, keywords…. Thông qua các từ khóa, tín hiệu mạng xã hội hoặc là backlink mà đối thủ tạo ra, có thể bạn cũng sẽ tạo ra những thứ tương tự. Đối thủ xây backlink ở đâu chúng ta xây ở đó, đối thủ tạo social như nào chúng ta tạo như vậy.
Thậm chí khi nắm bắt được động thái của đối thủ, bạn cũng sẽ đưa ra được chiến lược tốt hơn. Nếu như chờ đợi đối thủ có được nền tảng phát triển vững chắc thì bạn sẽ rất khó để vượt qua họ. Vậy thì hãy theo dõi đối thủ thường xuyên, từ đó mà đưa ra chiến lược để đối chọi lại với họ.
Tìm thế mạnh của đối thủ
Vậy thì những từ khóa nào được đối thủ coi trọng, những page nào của đối thủ đang mạnh… Thông qua công cụ phân tích này chúng ta sẽ nắm bắt được các thông tin quan trọng, từ đó mà tạo ra những content, landing page để cạnh tranh ngược lại.
Sau khi xem top page của đối thủ, bạn sẽ dễ dàng nhìn được trong website của đối thủ, những bài viết, url nào đang mạnh, mình đã có những bài viết đó hay chưa? Phân này sẽ giúp bạn có định hướng để tạo ra những content hoặc page trong lĩnh vực của mình mà người dùng quan tâm. Rất có thể bạn đang thiếu một phần content, từ khóa nào đó, và thông qua việc xem top page của đối thủ bạn sẽ có thêm ý tưởng để xây dựng content dựa trên thế mạnh của đối thủ.
Tìm các đối thủ của mình
Mặc dù đã tìm kiếm trên google bằng các từ khóa, thế nhưng rất có thể bạn sẽ bỏ qua một vài đối thủ. Vậy thì dựa vào phần competing domain bạn cũng có thể tìm được các tên miền và đối thủ trong lĩnh vực của mình.
Trong số các đối thủ mới tìm thấy, có thể sẽ có một vài đối tượng mà bạn cần quan tâm và đánh giá. Thậm chí là bạn có thể cũng sẽ phải học tập đối thủ thông qua việc phân tích họ.
Content Gap Tool
Đây là một tính năng rất hữu ích, nó sẽ cho bạn biết những từ khóa hoặc content mà đối thủ của bạn đang có top, thế nhưng bạn thì lại không. Thông qua tính năng này, bạn sẽ thấy được đối thủ đang mạnh mẽ hơn mình ở những từ khóa nào.
Sau khi đã nắm được những gì đối thủ có mà mình còn thiếu, hãy bổ sung chúng ngay lập tức. Bạn có thể tạo content hoặc là landing page cho các từ khóa đó để rank lên top google. Tính năng này sẽ bổ sung những phần mà bạn thiếu sót so với đối thủ. Tất nhiên là làm sao để rank được lên top thì còn phụ thuộc vào cách mà bạn làm SEO.
Keywords Explorer
Đây là một công cụ giúp bạn research được các từ khóa. Bạn chỉ cần nhập một từ khóa trong lĩnh vực của mình vào thanh tìm kiếm rồi nhấp tìm kiếm. Hàng hoạt từ khóa tương tự sẽ được hiển thị ra cho bạn. Trong số đó có rất nhiều từ khóa mà có thể bạn đã bỏ qua. Đây là tính năng để bạn có thể tìm được những ý tưởng từ khóa mới hoặc là các từ khóa tiềm năng.
Bạn cũng có thể nhấp vào phần Keywords ideas để loại bỏ những từ khóa gốc và chỉ lấy các từ khóa mới mà thôi. Sử dụng kết hợp với bộ lọc một cách cẩn thận thì bạn sẽ research từ khóa được thật kỹ lưỡng, không bỏ sót bất cứ ý tưởng hay từ khóa tiềm năng nào.
Xác thực độ cạnh tranh bằng Ahrefs
Như đã biết thì trong công cụ Ahrefs có chỉ số KD chỉ mức độ cạnh tranh của từ khóa. Tuy nhiên chúng ta sẽ tính toán và xác định lại mức độ cạnh tranh của toàn bộ dự án
Tạo bảng tổng quan
Các bạn có thể sử dụng một từ khóa khó nhất để tìm kiếm trong thanh điều hướng, với bảng dữ liệu các từ khóa hiện ra, bạn hãy sắp xếp dựa theo độ khó của từ khóa giảm dần hoặc là volume search giảm dần để tải về máy tính.
Trong file tải về, các bạn mở ra là đã có thể nhìn thấy toàn bộ các từ khóa và độ khó cụ thể, thế nhưng chúng ta sẽ phân tích bằng cách khác. Đó là các bạn sẽ cần phải tính tổng lượng tìm kiếm của toàn bộ các từ khóa. Đây là hình thức phân tích thủ công mà bạn phải áp dụng bằng tay, bởi vì chỉ số độ khó của công cụ phân tích này chưa hẳn đã chính xác.
Trong trường hợp bạn không dùng từ khóa mà dùng tên miền của đối thủ nặng ký nhất, bạn cũng sẽ nhận được bảng với các thông tin về số lượng domain, số lượng backlink của đối thủ. Thậm chí là chỉ số Domain Rating và URL Rating bạn cũng không nên bỏ qua.
Vậy là thông qua bảng này, bạn sẽ có một trong 2 loại chỉ số:
- Chỉ số website của đối thủ: DR, UR, Ref Domain, Backlink.
- Chỉ số cạnh tranh của từ khóa: Volume search, KD, .
Xem xét lưu lượng truy cập
Độ khó của từ khóa cũng sẽ quyết định tới giá tiền để chạy quảng cáo, cho nên bạn cần phải phân tích cả organic traffic lẫn paid traffic. Với những từ khóa là paid results nhiều thì các từ khóa SEO sẽ bị đẩy xuống dưới.
Đó là lý do tại sao khi tìm kiếm trên google, quảng cáo sẽ được nằm ở những thứ hạng đầu tiên, còn những từ khóa SEO thì nằm bên dưới. Dữ liệu này đem lại ý nghĩa rằng, với các từ khóa được chạy quảng cáo nhiều, thì dù bạn có SEO lên top 1, thì CTR vẫn thấp, bởi đã có nhiều quảng cáo ở bên trên bạn.
Thông qua bảng này, bạn sẽ lựa chọn ra được mình nên SEO những từ khóa nào để đảm bảo tối ưu nhất. Hãy cố gắng loại bỏ những từ khóa có nhiều quảng cáo, bởi dù bạn có làm tốt thì hiệu quả mang lại cũng sẽ bị giảm. Thay vào đó ưu tiên lựa chọn từ khóa có lượng quảng cáo ít hơn, và nên thiên về khả năng có tỷ lệ chuyển đổi.
Phân tích đối thủ
Độ cạnh tranh cũng dựa vào độ mạnh yếu của đối thủ. Sau khi đã có được cả 2 bảng ở các bước trên, bạn sẽ phân tích đối thủ để nắm được độ khó của toàn dự án. Dựa vào các chỉ số DR, UR, backlink… của từ khóa hoặc đối thủ, bạn hãy ước lượng, liệu mình có thể vượt qua được đối thủ hay không? Nếu như có thì cần phải tốn kém bao nhiêu thời gian và chi phí mới có thể vượt qua được.
Trong trường hợp bạn thấy mức độ cạnh tranh quá cao, bạn có thể lựa chọn những từ khóa phù hợp hơn để rank top trước với từ khóa dễ. Các bạn cũng nên chú ý rằng, nếu phân tích đối thủ để xác nhận độ khó của dự án, hãy phân tích tới 10-15 đối thủ. Nguyên nhân là bởi bạn cần phải vào top 10 trước.
Đưa ra chiến lược
Với các chỉ số đã có, nếu bạn xác định muốn đua top và cạnh tranh với đối thủ, thì bạn cần phải có kế hoạch để cân bằng chỉ số. Dựa vào ref Domain và backlink của đối thủ, bạn hãy cân bằng một cách vừa phải. Ví dụ đối thủ có 1000 ref domain và 100.000 backlink, vậy nghĩa là trung bình 1 domain đối thủ sẽ có 100 backlink. Bạn có thể tìm kiếm 1000 diễn đàn hoặc blog, web 2.0 và xây dựng trên mỗi domain khoảng 100 backlink trỏ về dự án của bạn.
Sau khi thực hiện hoàn tất được những điều này, thì rank của bạn cũng đã lên tương đối, tất nhiên là chưa thể bằng đối thủ được. Lúc này đây bạn mới cần chiến lược để vượt qua đối thủ. Dựa vào việc đo lường các chỉ số trong quá trình thực hiện, bạn sẽ biết được mình cần phải hiệu chỉnh điều gì.
Khắc phục lại những backlink bị gãy
Backlink bị gãy, hay còn gọi là broken backlink. Đây là những backlink bị hỏng, bị xóa hoặc bởi nguyên nhân nào đó mà nó không còn tác dụng. Nếu như lượng liên kết gãy quá thì nhiều dự án của bạn sẽ bị tụt backlink, dẫn tới tụt top hoặc thậm chí là biến mất khỏi google. Chúng ta sẽ cần sử dụng Ahrefs để khắc phục được tình trạng này.
Sau khi vào công cụ và tìm kiếm bằng tên miền của bạn, hãy tìm đến phần backlink và mục broken. Trong bảng hiện ra bạn sẽ thấy được các liên kết bị gãy. Nhấp chuột vào liên kết đó để biết được nguyên nhân tại sao mà nó không còn tác dụng nữa. Trong trường hợp bài viết bị xóa thì bạn không thể khắc phục được, bởi dù đăng bài mới thì đó cũng là backlink mới. Còn nếu như bài viết vẫn còn, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của diễn đàn, blog đó để đặt lại liên kết vào bài viết.
Trong một số trường hợp, các bạn cần phải liên hệ với chủ của blog hoặc website có liên kết bị gãy, hỏi nguyên nhân cũng như là thương lượng để khắc phục lại. Việc khắc phục liên kết gãy không được quá nhiều người chú ý, nếu như liên kết gãy không nhiều thì cũng không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên nếu liên kết gãy quá nhiều, thì giống như là website của bạn bị rút đi lượng lớn backlink vậy.
Đánh cắp backlink của đối thủ và biến thành backlink của mình
Đây cũng là một tính năng của Ahrefs mà không có quá nhiều sử dụng. Chắc hẳn các bạn cũng đã biết là công cụ này có thể phân tích được chỉ số của đối thủ, trong đó có cả backlink. Vậy thì tại sao chúng ta không sử dụng backlink đó cho chính mình nhỏ. Tất nhiên là có thể đối thủ sẽ có nhiều backlink, và chúng ta chọn lọc ra phần tốt nhất mà thôi.
Cách lấy backlink của đối thủ
Bạn chỉ cần phân tích website của đối thủ, và ở trong phần phân tích backlink, bạn sẽ thấy vô vàn backlink mà đối thủ đã xây. Bạn có thể chọn lọc hoặc là tải toàn bộ số backlink đó về. Với mỗi backlink của đối thủ, bạn sẽ biết được backlink đó được xây dựng ở đâu và như thế nào. Bạn cũng hãy thực hiện tương tự như với đối thủ.
Trong số những backlink mà bạn lấy được của đối thủ, hãy chú ý tới chất lượng của chúng. Bạn nên chọn lọc ra các nơi có thể xây dựng backlink với DR cao, từ đó đưa website rank top một cách dễ dàng hơn. Thêm nữa là hãy quản lý số backlink đó thật cẩn thận, bởi có thể bạn sẽ phải quay lại để xây dựng lần nữa, hoặc biến nó thành nguồn backlink của mình.
Cách lọc backlink của đối thủ
Trong danh sách những backlink tải về của đối thủ, bạn có thể tạo ra các bộ lọc theo DR, UR…. Bạn cũng có thể xem có domain nào mà đối thủ xây dựng trên đó nhiều backlink, domain nào thì có ít backlink hơn… Từ đó phân tích chất lượng của backlink và chọn lọc để xây dựng tốt hơn.
Trong công cụ Ahrefs này luôn có sẵn những bộ lọc mà bạn có thể sử dụng, dựa vào đó thì hãy cố gắng sao cho những backlink mình lấy được từ đối thủ là tốt nhất. Các loại link bị gãy hoặc chất lượng kém thì có thể bỏ qua. Sau khi lấy về danh sách, bạn cũng có thể lựa theo domain và kiểm tra link out của các domain đó, độ khó để xây backlink trên các nguồn đấy như thế nào và phân ra độ ưu tiên trong việc SEO offpage.
Cách xây dựng backlink
Trong số backlink của đối thủ, sẽ có nhiều loại backlink khác nhau như diễn đàn, blog, web 2.0, private blog network…. Vậy trong trong các nguồn đó, có những nơi mà chúng ta có thể xây backlink dễ dàng, nhưng có những nơi mà khó có được. Tất nhiên những nơi khó có được backlink thì chất lượng cũng sẽ tốt hơn.
Trước tiên bạn cần xem và tham khảo, backlink của đối thủ trên đó là mua hay tự xây. Nếu họ tự xây dựng được, thì bạn cũng có thể làm tương tự. Trong trường hợp đối thủ mua backlink, bạn có thể cân nhắc chất lượng backlink và giá tiền. Qua đó quyết định có tiếp tục xây backlink hay không.
Đánh giá Link Opportunities
Nếu như tìm được Link Opportunities thì quá trình để mua backlink của bạn sẽ trở nên thật sự dễ dàng. Và với Ahrefs thì bạn sẽ biết được những Link Opportunities nào đáng để chúng ta bỏ tiền ra mua.
Chọn lọc Link Opportunities
Đầy tiên, các bạn cần phải tìm đến phần backlink, trong đó có phần “more” và bạn hãy nhấp chuột vào Batch Analysis. Tại đây bạn xe thấy được một danh sách dài các nội dung của khách hàng về lĩnh vực của mình. Trong các bộ lọc của công cụ, có rất nhiều bộ lọc hữu dụng giúp bạn loại bỏ những Link Opportunities không tốt hoặc không đạt được tiêu chuẩn của mình. Qua đó bạn sẽ có được bảng những Link Opportunities tốt nhất để lựa chọn.
Trong số những Link Opportunities mà bạn đang có, hãy lựa chọn những nơi cung cấp Link Opportunities mà không phải ai cũng có được. Bởi chính vì độ khó cao, thì độ tin tưởng cũng cao và chất lượng backlink sẽ tốt hơn. Như giới SEO thường nói “content is king, link is queen”, vậy thì lựa chọn các Link Opportunities khó nhằn sẽ mang tới hiệu quả cao hơn.
Trong số Link Opportunities bạn đã lọc ra, hãy nhấp chuột vào cột organic keywords để thấy được lượng từ khóa mà các website đó đã rank được vào google, đó chính là những nơi chứa Link Opportunities mà bạn nên đầu tư vào. Các website có nhiều từ khóa lọt top thì sẽ được google tin tưởng hơn phải không nào.
Lưu ý khi dùng Link Opportunities
Danh sách mà bạn thu được ở bước trên, chính là những địa chỉ web có hoạt động tốt và được google đánh giá cao. Tuy nhiên thì đấy chỉ đơn thuần là đánh giá của google mà thôi, bởi còn nhiều tín hiệu khác để bạn đánh giá Link Opportunities đó có tốt hay không. Cụ thể hơn bạn có thể kiểm tra sơ lược qua về traffic, mức độ tương tác, mạng xã hội, số lượng user, profile…. của Link Opportunities đó.
Các Opportunities thấp thì nên tránh, thế nhưng trong số đó có không ít những website họ không lọt top google, nhưng vẫn đem lại tác dụng cao. Các website này có thể là bởi phương pháp SEO yếu, chưa lọt top, hoặc là nó đem lại giá trị khác như là về traffic hoặc tỷ lệ chuyển đổi. Chính bởi vậy mà trong số các Opportunities, bạn cũng nên đánh giá dựa theo giá trị thật của chúng.
Sắp xếp danh sách Opportunities
Trước khi xây dựng backlink tại các Opportunities mà bạn tìm được, bạn cần phải có độ ưu tiên cho công việc của mình. Bạn có thể sử dụng bộ lọc của chính Ahrefs hoặc là tải về ở dạng Excel để tự mình lọc thủ công. Một số yếu tố để sắp xếp thứ tự bạn nên quan tâm sẽ gồm có:
- DR: Những nơi xây dựng backlink có DR cao, thì sẽ giúp nâng DR cho website của bạn được tốt hơn.
- Ref Domain: ref Domain sẽ tăng lượng tên miền trỏ về website của bạn, thay vì xây nhiều backlink trên 1 domain, hãy xây dựng chúng trên nhiều domain khác nhau.
- Organic Keywords: một website đã có nhiều từ khóa lọt top google sẽ mang lại nhiều tác dụng SEO hơn cho website của bạn, đặc biệt là nếu website đó cùng lĩnh vực với bạn.
- Outbound Links: các website có link out thấp thì cũng sẽ đưa lại nhiều tác dụng hơn đối với dự án SEO của bạn.
Tối ưu hóa mật độ anchor text
Ahrefs cũng là công cụ giúp bạn nhìn thấy được anchor cloud một cách tổng quan nhất, đây chính là mật độ của anchor text. Nếu như không có kế hoạch và kiểm soát được mật độ anchor text thì rất có thể bạn sẽ gặp phải rắc rối đến từ các thuật toán của google.
Khi đã nhìn thấy được mật độ từ khóa, bạn hãy thống kê và đưa ra cách để tối ưu, điều chỉnh lại sao cho hợp lý. Thông thường thì với các từ khóa thương hiệu hoặc là từ khóa trùng domain bạn có thể để mật độ khoảng 10%. Tuy nhiên với những từ khóa khác, bạn chỉ nên giữ nó ở mức nhỏ hơn 5% mà thôi. Đặc biệt là bạn nên đa dạng ra càng nhiều từ khóa càng tốt.
Việc đa dạng từ khóa giống như là để google nhìn thấy website của bạn được phát triển một cách từ nhiên chứ không bị thao túng. Nếu mật độ từ khóa không hợp lý, rất có thể bạn sẽ bị đánh giá là spam và tụt hạng trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm.
Kiểm tra liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ cũng được coi là backlink, nó không đến từ bên ngoài mà đến từ chính trong website của mình, nếu như biết cách sử dụng thì nó đem lại sức mạnh không tưởng.
Cách kiểm tra liên kết nội bộ
Nếu bạn sử dụng các plugin đối với website wordpress, có thể bạn sẽ nắm được sơ lược về link nội bộ, thế nhưng lại không cụ thể rằng nó nằm ở đâu, trỏ đến đâu. Với Ahrefs thì mọi thông tin đều rõ ràng, bạn chỉ cần dán link của bài viết cần kiểm tra vào thanh tìm kiếm, và chọn phần Internal backlinks mà thôi.
Lúc này thì sẽ có một bảng hiện ra, đưa cho bạn toàn bộ các thông số cần thiết về liên kết nội bộ. Qua đây bạn có thể nắm được chi tiết nhất về liên kết nội bộ của URL mà bạn phân tích, từ đó thêm bớt và chỉnh sửa sao cho hợp lý nhất.
Các thông số quan trọng của link nội bộ
Trong bảng hiện ra về liên kết nội bộ, có một số các thông số mà bạn nên đặc biệt quan tâm:
- Ref Page: số lượng bài viết, liên kết nội bộ trỏ về url bạn đang phân tích.
- Anchor – Backlink: các từ khóa và văn bản có chứa liên kết về URL bạn đang phân tích.
- UR: sức mạnh từ cả link nội bộ lẫn link bên ngoài đem về cho URl đó.
Riêng đối với phần Anchor – Backlink, bạn có thể hiểu đây chính là văn bản neo mà bạn dùng để tạo các liên kết nội bộ. Mặc dù là liên kết nội bộ nhưng chúng cũng có mật độ từ khóa mà bạn dùng, chính bởi vậy hãy cân bằng tỷ lệ các văn bản neo sao cho hợp lý.
Theo dõi ranking của từ khóa
SEO là một chiến trường mà trong đó mọi đối thủ luôn cạnh tranh với nhau, kể cả khi đã top 1. Bạn cần phải luôn luôn theo dõi các biến động để có được chiến lược phù hợp.
Hãy theo dõi ranking thường xuyên
Không nhất thiết phải mỗi ngày một lần, thế nhưng vài ngày, 1 tuần bạn nên kiểm tra ranking từ khóa một lần, có thể là của mình hoặc là cả của đối thủ, Qua việc này bạn sẽ biết được chiều hướng, hiệu quả của chiến lược SEO. Nếu là theo dõi ranking của đối thủ bạn cũng sẽ nắm được tiến độ của đối phương.
Thay vì sử dụng phương pháp kiểm tra thứ hạng truyền thống, bạn sẽ phải tìm kiếm bằng tay và nhập từng kết quả 1. Vậy thì sử dụng công cụ này bạn sẽ có thể kiểm tra được thứ hạng một cách nhanh và chính xác hơn.
Lưu ý khi check ranking
Tùy thuộc vào từng loại tài khoản Ahrefs khác nhau mà số lượng từ khóa được phép kiểm tra cũng khác nhau. Để tránh lãng phí thì bạn chỉ nên lựa chọn những từ khóa quan trọng để kiểm tra. Các từ khóa có thể là keywords chung của bạn và đối thủ, các từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi….
Bạn cũng có thể dùng một số bộ lọc có sẵn của công cụ để tìm ra từ khóa có độ khó cao hoặc lượng tìm kiếm trung bình cao để kiểm tra ranking. Thông thường thì chỉ có 20% từ khóa sẽ đem lại tới 80% hiệu quả của cả chiến lược mà thôi, cho nên bạn hãy lựa chọn sao cho phù hợp.
So sánh với đối thủ
Sử dụng công cụ Ahrefs cũng sẽ giúp bạn so sánh được tổng quan giữa bạn và đối thủ, giữa các đối thủ với nhau…. nói chung là giữa các website với nhau. Từ việc so sánh này bạn sẽ nhận ra được sự chênh lệch cụ thể ở đâu, chênh lệch bao nhiêu.
Thông qua so sánh, các chỉ số về backlink, ref Domain, UR, DR đều được đưa ra. Nhìn vào bảng báo cáo, bạn sẽ thấy được so với các website khác mình thiếu hụt ở chỗ nào một cách dễ dàng. Vậy là công việc của bạn đơn giản là bù đắp lại những phần còn thiếu để đuổi kịp đối thủ mà thôi.
Thông tin về tài khoản Ahrefs và cách sở hữu
Với toàn bộ các thông tin trên bài viết, thì Ahrefs xứng đáng được gọi là một công cụ thần thánh trong làng SEOer. Nếu như bạn có nhu cầu phân tích đối thủ, xây dựng backlink hoặc là bất cứ hoạt động SEO nào, việc sở hữu một tài khoản này là điều cần thiết. Thế nhưng hiện nay tài khoản dạng Premium lại không hề dễ đăng ký chút nào. Bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền để có được account và sử dụng trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân là bởi tài khoản Ahrefs hiện nay cần phải trả tiền theo tháng hoặc theo năm, theo đó thì với mỗi gói tài khoản khác nhau thì tính năng cũng khác nhau. Phần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các gói tài khoản Ahrefs cũng như là các để sở hữu được tài khoản với chi phí tối ưu nhất.
Tính năng của account Premium
Với tài khoản miễn phí, bạn chỉ có thể sử dụng thử một thời gian rất ngắn, vậy cho nên việc mua tài khoản Premium gần như là điều bắt buộc. Vậy thì tài khoản Premium sẽ có những tác dụng gì? Đó là toàn bộ những tính năng của công cụ Ahrefs mang lại, với tài khoản Premium thì bạn có thể dùng công cụ cho bất cứ hoạt động nào đã đề cập tới trong bài viết như là:
- Phân tích đối thủ.
- Tìm kiếm nội dung.
- Kiểm tra xếp hạng.
- Phân tích từ khóa.
- Theo dõi dự án.
Ngoài ra thì bạn cũng sẽ nhận được báo cáo về dự án hay từ khóa theo định kỳ hoặc bất cứ lúc nào mà bạn muốn.
Các gói tài khoản Ahrefs
Ngoài việc dùng thử trong 7 ngày, các bạn có thể đăng ký tài khoản dựa theo những gói account mà công cụ này cung cấp. Các gói tài khoản khác nhau thì cũng sẽ có những tính năng khác nhau, chi tiết sẽ là như sau:
- Tài khoản Lite: Tạo được tối đa là 5 chiến dịch, quản lý 300 từ khóa, chi phí để sử dụng hàng tháng là 99 đô la, tần suất có thể cập nhật là 1 tuần.
- Tài khoản Standard: Tạo được tối đa là 10 chiến dịch, quản lý 1000 từ khóa, chi phí để sử dụng hàng tháng là 179 đô la, tần suất có thể cập nhật là 3 tuần.
- Tài khoản Advance: Tạo được tối đa là 25 chiến dịch, quản lý 4000 từ khóa, chi phí để sử dụng hàng tháng là 399 đô la, tần suất có thể cập nhật là mỗi ngày.
- Tài khoản Agency: Tạo được tối đa là 100 chiến dịch, quản lý 10000 từ khóa, chi phí để sử dụng hàng tháng là 999 đô la, tần suất có thể cập nhật là mỗi ngày
Các bạn cũng có thể đăng nhập vào trang web: ahrefs.com để biết được thông tin chi tiết.
Cách đăng ký tài khoản Ahrefs nhiều lần bằng thẻ Visa
Trong trường hợp mà bạn muốn đăng ký tài khoản miễn phí lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng cao thẻ visa của bạn sẽ bị khóa lại. Để tránh trường hợp đó, bạn hãy thực hiện đăng ký như sau:
- Bước 1: Tạo ra một tài khoản PayPal với những thông tin ảo.
- Bước 2: Truy cập vào địa chỉ trang chủ của com và lựa chọn các gói đăng ký, các bạn nên lựa chọn gói Standard.
- Bước 3: Điền các thông tin thanh toán dựa trên thẻ visa và tài khoản paypal
- Bước 4: Khi lựa chọn phương thức để thanh toán thì các bạn lựa chọn bằng Paypal.
- Bước 5: Website sẽ chuyển hướng sang Paypal, lúc này thì bạn hãy sử dụng thẻ visa để thanh toán các khoản phí.
- Bước 6: Xác nhận khởi tạo tài khoản bằng cách vào email và nhấp vào liên kết được gửi.
- Bước 7: Quay lại trang chủ com để đăng nhập và đổi mật khẩu.
Dùng chung Ahrefs để tiết kiệm chi phí
Nếu như bạn có một nhóm những người cùng cần sử dụng Ahrefs, các bạn có thể góp tiền lại để mua và dùng chung Ahrefs. Ngoài ra thì bạn cũng có thể tìm các cộng đồng, hội nhóm trên facebook và kêu gọi góp tiền mua chung tài khoản và sử dụng với nhau. Đây là phương khá tối ưu giúp các bạn sử dụng được công cụ mà không quá tốn kém.
Hiện nay cũng có phương pháp là sử dụng cookie để đăng nhập vào tài khoản của công cụ này. Cách thức sử dụng cookie yêu cầu các bạn cần phải tìm được người hoặc là nơi share tài nguyên cookie để download về và sử dụng. Với phương pháp này bạn sẽ được dùng tài khoản một cách miễn phí, tuy nhiên lại không kiểm soát được số lượng người sử dụng.
Bạn cũng có thể tìm tới một số đơn vị cung cấp dịch vụ SEO như spseo.vn. Tại đây bạn có thể được mua những công cụ SEO với mức giá phù hợp để sử dụng. Ngoài Ahrefs bạn sẽ tìm thấy được cả những công cụ tuyệt vời khác nữa. Thậm chí bạn có thể sử dụng cả dịch vụ mua backlink để công việc dễ dàng hơn đôi chút.
Trên đây là toàn bộ những thông tin spseo.vn chia sẻ về công cụ phân tích Ahrefs mà các bạn cần biết. Theo thời gian thì có thể các công cụ sẽ cập nhật thêm về tính năng và chỉ số, hãy thường xuyên theo dõi để có thể thực hiện tốt nhất có thể công việc của mình. Nếu như bạn cảm thấy bài viết có ích, đừng ngần ngại mà chia sẻ với bạn bè ngay nhé. Xin cám ơn.