Để hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình, doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng nền tảng website để tạo nên thương hiệu sản phẩm. Trong theo dõi và quản lý, doanh nghiệp sẽ sử dụng công cụ hỗ trợ nào? Đáp án chính là Google Analytics. Có thể nói sự hiện diện của Google Analytics đối với một website là vô cùng cần thiết. Nhờ công cụ này, bạn dễ dàng nắm được hiệu quả tổng thể của một website và lấy đó làm cơ sở nhận định mức độ phù hợp của các chiến dịch đang thực hiện.
Google Analytics là gì?
Google Analytics là công cụ phân tích website miễn phí rất nổi tiếng của đế chế Google. Khả năng của công cụ này giúp cho các nhà quản trị web có thể đánh giá khách quan hơn về hiệu suất hoạt động trang web thông qua những chức năng thống kê mà Google Analytics cung cấp.
Công cụ này luôn nằm trong danh sách những công cụ hỗ trợ cần thiết nhất trong quản trị Website. Không chỉ đưa lại kết quả khả quan nhờ tính năng thống kê lưu lượng truy cập chính xác, Google Analytics Google cũng có thể phân tích được một đối tượng người dùng cụ thể đang sử dụng trình duyệt gì, truy cập từ thiết bị nào, truy cập vào Website của bạn từ nguồn trang nào,… cùng nhiều tính năng hữu ích khác
Ứng dụng của Google Analytics
Ứng dụng trọng tâm của Google Analytics là hỗ trợ cho các quản trị viên website nhận định được nhu cầu cụ thể của người dùng, từ đó tạo nền tảng phát triển bằng cách triển khai những chiến dịch có thể nâng cao hiệu suất bán hàng.
Thống kê thời gian thực (real-time)
Nhờ hoạt động của Google Analytic, nhà quản trị có thể nắm được số liệu chính xác có bao nhiêu người dùng truy cập vào website trong thời điểm nhất định. Đây là cơ sở để bạn xác định lưu lượng truy cập tối ưu nhất của website trong 1 ngày, hướng sự chú ý tới để xây dựng KPIs cho chiến dịch Digital Marketing của bạn.
Thống kê nguồn truy cập, ngôn ngữ và hệ điều hành trên thiết bị người dùng
Khả năng của Google Analytics có thể đưa ra kết quả thống kê chính xác về nguồn truy cập vào website ưu tiên nhất của khách hàng đến từ đâu. Ví dụ khách hàng có thể truy cập từ những nguồn khác nhau như các kênh social media, google search, quảng cáo, các website khác…
Bên cạnh đó, công cụ phân tích này cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thống kê dạng ngôn ngữ và hệ điều hành mà thiết bị của người dùng đang sử dụng để truy cập vào trang web, từ đó tạo tiền đề để nhà quản trị thiết kế website cho phù hợp với các tiêu chí trên.
Phân tích hành vi người dùng trên website
Không chỉ phát triển phạm vi điều tra với nguồn truy cập, Google Analytics còn khám phá được hành vi cụ thể của người dùng trên website. Bằng cách sử dụng những chỉ số như thời gian trung bình của 1 phiên truy cập, trang được truy cập nhiều nhất trên website, tỷ lệ thoát trang cùng nhiều chỉ số quan trọng khác mà một nhà quản trị website thực thụ nên tìm hiểu.
Phân tích lưu lượng truy cập theo nhân khẩu học
Những số liệu như giới tính, địa điểm, sở thích… cũng nằm trong diện phân tích của công cụ hữu ích phát triển bởi Google này. Để tính năng này được hoạt động chính xác, Google sẽ tiến hành thu thập thông qua cookies người dùng hoặc vận dụng hệ thống máy chủ của mình để định vị và theo dõi.
API
API được hiểu là những dạng phương thức triển khai sự liên kết với các thư viện và chương trình ngoài luồng. API là cụm từ viết tắt thay cho tên gọi chính xác Application Programming Interface – giao diện lập trình ứng dụng. API sở hữu khả năng truy xuất chính xác đến một tập các hàm ưu tiên. Từ đó phát triển sự trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.
Google Analytics API hiện nay
API thu thập – cung cấp khả năng kiểm soát mã theo dõi để vượt ra ngoài phạm vi theo dõi chuẩn. Tất cả dữ liệu về những lần mua hàng trên trang web của bạn sẽ nằm trong mục báo cáo về hai tên miền phụ trong một chế độ xem. Thiết lập phân khúc khách hàng truy cập ưu tiên của riêng bạn cùng nhiều thao tác khác.
API quản lý – dựa trên API quản lý để tiến hành kích hoạt tài khoản Analytics và xem dữ liệu dưới dạng mã lưới từ nền tảng dữ liệu rộng lớn của Google. Nhờ sự hỗ trợ từ công cụ này, bất kỳ ai cũng có khả năng truy cập nhanh chóng vào chế độ xem cụ thể dành cho người dùng. Bạn cũng có thể lựa chọn phương án khác, đó là truy cập vào mục dữ liệu biểu thị mục tiêu dưới dạng chế độ xem cụ thể. Thao tác cuối cùng dành cho bạn là tích hợp API quản lý với API xuất cá nhân để chỉ nhận những thông tin tương tác mà bạn cần.
API xuất dữ liệu phát triển ứng dụng dựa trên nguồn dữ liệu Analytics đã có sẵn trong tài khoản hệ thống. Những ứng dụng này cũng có thể nhờ vào API để lấy được quyền truy cập vào dữ liệu báo cáo từ chế độ xem hiện tại của hệ thống. Ngoài ra cũng có khả năng tiến hành truy lục báo cáo đối với những kết quả nằm trong tầm kiểm soát với chế độ xem đã chọn.
Hướng dẫn khai báo Google Analytics đơn giản
Sở hữu tài khoản Google Analytics là yêu cầu đầu tiên để bạn tiến hành các bước khai báo Google Analytics sau này.
Nếu bạn đã đăng ký thành công tài khoản Google chính mà bạn sử dụng cho các dịch vụ như Gmail, Google Drive, hoặc YouTube, thì cách đơn giản nhất là thiết lập Google Analytics bằng tài khoản Google đó. Bạn cũng có thể tạo ra một tài khoản mới nếu như bạn muốn. Các bước để Tạo tài khoản và nhận mã theo dõi như sau:
Bước 1: Tạo tài khoản Google Analytics
Truy cập đường link http://www.google.com.vn/analytics/ để vào Google Analytics. Thao tác đăng nhập để xem với những người dùng đã có tài khoản, còn nếu chưa thì tiến hành đăng ký bằng cách nhấp vào nút Tạo tài khoản.
Bước 2: Đăng nhập
Khi đã đăng ký thành công tài khoản Google, người dùng có thể dễ dàng truy cập Google Analytics bằng hình thức Đăng nhập. Sau đó thực hiện theo hướng dẫn hệ thống bằng ba bước đơn giản để thiết lập Google Analytics.
Bước 3: Đăng ký tài khoản sử dụng Analytics
Click chuột vào nút Đăng ký để thực hiện đăng ký sử dụng công cụ.
Bước 4: Nhận ID theo dõi
Hoàn tất những thông tin yêu cầu từ hệ thống, tiếp theo nhấp chuột vào nút Nhận ID theo dõi. Màn hình sẽ hiển thị một cửa sổ gồm có các điều khoản và điều kiện của Google Analytics để người dùng xem xét và đồng ý. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được mã Google Analytics của mình. Thao tác cuối cùng ở bước này chính là nhấp chuột lần nữa vào nút Nhận ID theo dõi.
Bước 5: Dán mã code vào các trang cần theo dõi
Bạn sẽ nhận được một mã code từ hệ thống Google. Sao chép đoạn mã code như ảnh minh họa bên dưới. Dán mã này vào code HTML trước thẻ </body> của các trang web bạn muốn theo dõi.
Để quyết định sự thành công của một chiến dịch marketing thì công việc việc tổng hợp, phân tích và sử dụng dữ liệu là vô cùng cần thiết. Do vậy đối với lĩnh vực SEO thì công Google Analytics là một trong những đối tượng cần phải tiến hành nghiên cứu và nắm bắt kỹ. Với sự trợ giúp từ những công cụ chính xác, website của bạn không những được tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm, mà còn có thể giúp bạn nâng cao lợi nhuận đáng kể từ những khách hàng truy cập website. SPSEO hy vọng những chia sẻ trên sẽ những thông tin hữu ích với bạn.