Digital marketing là một lĩnh vực có phạm trù rất rộng và đa dạng. Ngoài việc phải tìm hiểu và nắm bắt kiến thức cơ bản, thì kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ như Google Tag Manager là điều bắt buộc. Tuy là cánh tay phải đắc lực hỗ trợ cho công việc, song công cụ trên vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin tổng quan về Google Tag Manager cũng như cách dùng sao cho hiệu quả dưới đây nhé!
Khái niệm hoàn chỉnh về Google Tag Manager
Google Tag Manager là gì?
Về bản chất, công cụ Google Tag Manager được biết đến như một trình quản lý thẻ của Google. Với sự hỗ trợ từ công cụ Google Tag Manager, người dùng được phép miễn phí sử dụng để quản lý và triển khai thẻ tiếp thị như đoạn mã hoặc pixel theo dõi tại chính trang web cá nhân, trang web của doanh nghiệp hay bất kỳ trang web hoạt động nào khác (bao gồm cả những ứng dụng dành cho thiết bị di động) mà không cần phải sửa đổi mã.
Sau đây là một ví dụ cơ bản để bạn đọc hiểu rõ hơn về cách Google Tag Manager hoạt động. Khi có nguồn dữ liệu về thông tin trên trang web cá nhân của bạn, nguồn dữ liệu này sẽ được chia sẻ với một nguồn dữ liệu (Analytics) khác thông qua việc sử dụng trình quản lý thẻ của Google. Google Tag Manager được đánh giá là công cụ rất hữu ích bởi khả năng cho phép người dùng quản lý vô số thẻ cùng lúc vì tất cả mã sẽ được lưu trữ ở cùng một nơi.
Tuy cách định nghĩa trên tương đối đầy đủ, tuy nhiên bởi vì những nhận định này có tính chất tổng quát nên vẫn khá phức tạp và khó hiểu đối với nhiều người. Do vậy, người dùng đôi khi chỉ cần định nghĩa một cách đơn giản và dễ hiểu nhất có thể để có thể ứng dụng công cụ hữu ích này vào công việc của mình.
Trong thực tế, có rất nhiều lúc chúng ta cần phải đặt vào mã nguồn một Website (hoặc một ứng dụng Mobile) nhiều đoạn code khác nhau với mục đích phục vụ cho công việc Marketing của mình.
Khi đặt cùng lúc quá nhiều đoạn code như vậy lên Website, rất có thể người dùng sẽ bị nhầm lẫn đối với khâu thao tác hay khâu quản lý. Hơn nữa, trong tình huống như vậy Website thường sẽ phải tải nhiều đoạn code (file .js) nên rất dễ dẫn đến tình trạng web load chậm, tải lâu hoặc là bị giật lag giữa chừng.
Sự ra đời của công cụ Google Tag Manager chính là phương án giải quyết cho tất cả các vấn đề trên. Bằng việc sử dụng sự trợ giúp từ công cụ hữu ích này, giờ đây người dùng chỉ việc dùng duy nhất 1 đoạn code bất kỳ lấy từ Google Tag Manager để vào Website. Và toàn bộ công việc sau đó của bạn là thực hiện mọi thao tác với tài khoản Google Tag Manager một cách dễ dàng mà không cần phải dùng đến Website của mình nữa.
Các thành phần trong Google Tag Manager
Có 3 thành phần quan trọng chính trên Google Tag Manager mà người sử dụng thường xuyên phải làm việc với chúng:
- Tags (Các thẻ)
- Triggers (Trình kích hoạt)
- Variables (Các biến)
Định nghĩa thẻ (Tag) là gì?
Khái niệm
Tag theo định nghĩa chuyên ngành là một đoạn Javascript ngắn được gắn lên website hoặc mobile app để thực hiện chức năng thu thập dữ liệu. Nguồn dữ liệu này sau đó sẽ được xử lý bởi các công cụ khác nhau do người dùng lựa chọn tùy theo mục đích marketing của mình, ví dụ như Google Analytics, Facebook Pixel, Google Ads,…
Sự xuất hiện của công cụ Google Tag Manager đánh dấu thời điểm từ nay về sau, công đoạn gắn tag trực triếp lên website do người dùng thực hiện sẽ được giảm bớt một lượng đáng kể. Thay vào đó, chúng ta có quyền được sử dụng các tag mặc định đã tích hợp sẵn trên hệ thống của Google Tag Manager, điển hình như Google Analytics tag, Google Ads tag, Google Conversion tag,…
Cách hoạt động của thẻ (Tag)
Toàn bộ hoạt động của một trình quản lý thẻ do Google phát triển sẽ dựa trên đoạn mã chứa mà người dùng thực hiện đặt tại tất cả các hạng mục khác nhau trên trang web của mình. Đoạn mã chứa này có thể được dùng để thay thế thẻ AdWords, Google Analytics, Floodlight hay bất kỳ thẻ nào khác thuộc trang web của người dùng đó. (Để nhận định chính xác danh sách các thẻ được hỗ trợ, người dùng nên tiến hành đọc Thẻ). Một khi thấy đoạn mã chứa đã được thêm vào trang web của mình, lúc này người dùng nên thực hiện thao tác cập nhật, thêm và quản lý thẻ từ tài khoản Trình quản lý thẻ của Google.
Tài khoản Google Tag Manager, như đã trình bày ở trên, sẽ hỗ trợ cho người dùng được đồng thời quản lý thẻ của một hoặc nhiều trang web tùy ý. Mặc dù trong thực tế người dùng có thể lựa chọn thiết lập cho mình nhiều tài khoản Trình quản lý thẻ từ một tài khoản Google, thông thường bạn sẽ chỉ cần một tài khoản duy nhất để kiểm soát toàn bộ hoạt động cá nhân hoặc hoạt động cho một công ty.
Định nghĩa Trigger trong Google Tag Manager là gì?
Trigger được hiểu như là một dạng điều kiện hay cách thức cần phải đáp ứng được để có thể kích hoạt thẻ (tag) trong công cụ Google Tag Manager. Nói một cách đơn giản hơn, Trigger sẽ thông báo cho trình quản lý thẻ của Google thời điểm nào thì một tag được kích hoạt. Điển hình như trong một số tình huống cụ thể, Trigger sẽ được kích hoạt khi người dùng view page, nhấp chuột vào 1 link bất kỳ trên website hoặc submit form.
Hiện nay Trigger được phát triển theo dạng Firing Trigger và Blocking Trigger.
- Firing Trigger (Trigger kích hoạt): loại trigger được ứng dụng khá phổ biến khi người dùng muốn có sự hỗ trợ từ chúng để kích hoạt tag trên website.
- Blocking Trigger (Trigger chặn): loại trigger đặc biệt được phát triển với mục đích chặn kích hoạt từ các trigger khác.
Định nghĩa Variable trong Google Tag Manager là gì?
Hẳn với những người đã kiến thức cơ bản về lập trình thì variable (biến) là một khái niệm không còn xa lạ với họ. Nếu biết được điều này, bạn sẽ thấy được sự tương đồng với variable (biến) trong Google Tag Manager bởi chúng cũng gồm có 2 phần: tên biến và giá trị của biến.
Variable (biến) là nguồn dữ liệu bổ sung cần thiết để Tag và Trigger hoạt động hiệu quả hơn. Đối với một số tình huống bắt buộc trong thực tế, người dùng cần phải khai báo biến nhằm phục vụ cho mục đích lấy dữ liệu thêm, ví dụ như trong các hoạt động remarketing, tracking ecommerce,…
Mối quan hệ giữa 3 nhân tố quan trọng kể trên đó là: Tag dựa vào Trigger để kích hoạt, trong khi Trigger lại phụ thuộc vào Variable (Biến). Biến cung cấp cho Trigger các giá trị cần thiết để kích hoạt Tag thành công.
Hay nói cách khác, Variable (biến) sẽ cung cấp cho Google Tag Manager thông tin về nơi mà Tag được kích hoạt. Một ví dụ cụ thể, những thông tin này sẽ gồm dữ liệu về Tag được kích hoạt ở trang sản phẩm /product, trang cảm ơn /thanks hoặc trang giỏ hàng /cart khi biến “Page URL” chứa các đường dẫn tương ứng như trên.
Biến cũng được ứng dụng trong việc chứa những thông tin cần thiết về sản phẩm, cụ thể như ID và giá cả đối với các website bán lẻ hoặc thương mại điện tử. Những dữ liệu này sau đó sẽ được đẩy qua cho dataLayer nhằm để sử dụng vào việc hoàn thành mục đích Dynamic remarketing sau này.
Một đặc trưng cơ bản đó là giá trị của biến sẽ được xác định tại thời điểm mà website chạy. Biến trong công cụ Google Tag Manager được phân theo 2 loại như sau:
- Biến được xây dựng sẵn (built-in variables)
- Biến theo định nghĩa người dùng (user-defined variables)
Folder trong Google Tag Manager là gì?
Công cụ Google Tag Manager để phát triển hoàn thiện sẽ cần đến một nơi để tổ chức, sắp xếp các Tag, Trigger, và Variable tùy phương án riêng của từng người dùng sao cho dễ quản lý nhất. Folder chính là một nơi như vậy.
Về bản chất, Folder có điểm tương đồng với trình Window Explorer do Window phát triển. Người dùng cũng có thể sắp xếp các Tag, Trigger và Variable trên Folder tùy theo mục đích sử dụng của mình hoặc mối liên hệ giữa chúng với nhau.
Vai trò của Google Tag Manager
Tại sao phải sử dụng Google Tag Manager?
- Tự mình sử dụng công cụ hữu ích Google Tag Manager giúp người dùng tránh khỏi tình trạng phải phụ thuộc vào lập trình viên hay kỹ sư phần mềm quá nhiều như trước. Với thao tác đơn giản là cài 1 đoạn mã code theo dõi 1 lần duy nhất.
- Không ảnh hưởng quá nhiều đến tốc độ load trang do việc hạn chế được những đoạn code dài dòng, tốn dung lượng.
- Có thể thực hiện công việc quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn khi kết hợp sử dụng cùng Google Analytics, Firebase Analytics hay AdWords. Thông qua điều này, người dùng dễ dàng khám phá những dữ liệu mà các công cụ này có thể hỗ trợ được cho mình, ví dụ như bạn có thể kiểm tra một số hoạt động của người dùng trên website, cụ thể như hoạt động click vào 1 button.
Người dùng có thể làm được những gì với Google Tag Manager?
Mặc dù hầu hết mọi thời điểm công cụ hữu ích này đều có liên kết với Google Analytics. Tuy nhiên bản chất Google Tag Manager vẫn có thể xử lý đồng thời nhiều pixel tag.
Xét về các tính năng, Google Tag Manager đảm nhận vai trò quản lý tag. Công cụ này có khả năng xử lý quá trình thêm tag, tạo lập những quy tắc cần thiết để phát triển pixel tag thành công và thực hiện việc điều chỉnh tập trung, tổng thể khi mã code thay đổi.
Google Tag Manager cũng có thể cho người dùng sự hỗ trợ về mặt quản lý, tuy vậy người dùng vẫn cần có kiến thức về những tính năng của pixel tag – ví dụ như tính năng trên Facebook để sử dụng hiệu quả tags trên Facebook.
Lý do là bởi trong tương lai, bạn sẽ cần sử dụng đến phương pháp này để xác định loại dữ liệu hành vi người dùng nào mà bạn muốn trích xuất. Xét về mặt công nghệ, vì tag được phát triển với mục đích dùng để lấy dữ liệu hành vi, nên loại dữ liệu mà pixel tag có thể thu thập sẽ bao gồm:
- Loại hệ điều hành
- Loại trang web hoặc email được sử dụng (điện thoại di động hoặc máy tính bàn)
- Địa chỉ IP (Nhà cung cấp dịch vụ Internet và vị trí)
- Độ phân giải màn hình
Trên nền tảng bản chất của dữ liệu, không có gì quá bất ngờ khi mà Tag Manager được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong digital marketing. Như một số người đã biết, dữ liệu hành vi người dùng là một tiêu chí đánh giá rất quan trọng trong marketing.
Từ cơ sở nhận định của dữ liệu hành vi người dùng có thể cho phép nhà quản trị nắm bắt được những cái nhìn mang giá trị khác nhau của khách hàng. Từ nền tảng này mà vạch ra phương hướng cũng như xác định chiến dịch marketing nào là phù hợp nhất cho nhãn hiệu của mình.
Nhờ sự hỗ trợ của tính năng tag, người dùng không chỉ có khả năng đạt được nguồn doanh thu lâu dài mà còn nhận dạng được những yếu tố gây cản trở hoạt động kinh doanh của bạn. Những phân tích thực hiện bởi hệ thống sẽ ủng hộ cho người dùng trong việc thực hiện growth hacking sao cho hiệu quả hơn trước.
Xét về góc độ kỹ thuật, sở hữu pixel tag cho phép người dùng theo dõi biểu đồ nhiệt, hơn nữa sẽ cung cấp góc đánh giá chính xác hơn về hiệu quả trang web đối với lưu lượng truy cập định kỳ.
Bởi vì nguồn dữ liệu này đóng vai trò đầu vào, chúng sẽ giúp nhà quản trị của website quyết định được trang web nên cải thiện yếu tố nào, thực sự nâng cấp chất lượng của website và đạt những doanh số có giá trị thay vì chỉ hiện diện cho có.
Những công cụ mà có thể giúp người dùng nhanh chóng nắm được dữ liệu tương tác của khách hàng trong quãng thời gian ngắn như vậy chắc chắn có giá trị quyết định đối với những doanh nghiệp đang nỗ lực để đạt được thành công. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp có thể hoàn toàn và thành thạo để kiểm soát quá trình phân tích.
Trên đây chỉ là một vài khía cạnh đánh giá về những việc cụ thể mà người dùng có thể thực hiện với công cụ hỗ trợ Google Tag Manager. Trong thực tế và trên mọi phạm vi lĩnh vực, bạn còn có thể ứng dụng nhiều hơn nữa bằng cách vận dụng những tính năng sẵn có của công cụ tuyệt vời này.
Lợi ích của Google Tag Manager
Dễ thao tác và sử dụng
Google Tag Manager cho phép một nhóm tập thể gồm nhiều thành viên có thể cập nhật những thông tin cần thiết và thêm các thẻ mới nhanh chóng và dễ dàng. Để làm được điều này, họ không nhất thiết phải thay đổi bất kỳ mã code phức tạp nào trên trang web của mình.
Hoạt động trên có thể nói là bước tiến xác định đối với một tập thể, giúp cho team này nhanh chóng kiểm tra được từng thay đổi. Từ đó mà triển khai những phương án cần thiết một khi đã chuẩn bị sẵn sàng mà không cần tới sự tham gia của nhà phát triển.
Bên cạnh đó, công cụ hỗ trợ này cũng giúp hợp lý hóa quy trình, tăng tốc thời gian khởi chạy và cho phép bộ phận công nghệ thông tin được hoàn toàn tập trung vào các dự án lớn hơn, ví dụ như cải thiện toàn bộ trang web.
Cập nhật dễ dàng và là một website không bao giờ lỗi thời
Việc sử dụng Google Tag Manager khiến cho công đoạn nâng cấp và cải thiện thiếu sót trong tương lai trở nên đơn giản hơn nhiều. Bởi vì giờ đây mọi sửa đổi đều có thể được triển khai ngay trên giao diện chứ không phải dùng đến từng trang một trên trang web chính như trước.
Ngoài ra, nếu người dùng có mong muốn và đang cân nhắc để nâng cấp lên Universal Analytics, việc nâng cấp công cụ tiện ích này sẽ khiến cho quá trình chuyển đổi dần dần trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Tính năng gỡ lỗi
Google Tag Manager được tích hợp sẵn nhiều tính năng gỡ lỗi vô cùng hữu ích, có thể giúp người dùng nhanh chóng kiểm tra và gỡ lỗi từng bản cập nhật trên trang web một cách triệt để trước khi xuất bản. Nhờ hoạt động này, bạn có thể đảm bảo rằng các thẻ của mình đã hoàn toàn hoàn thiện về khâu hoạt động trước khi chúng được trình diện trước khách hàng.
Kiểm soát phiên bản
Bất kỳ thời điểm nào người dùng tiến hành xuất bản một thay đổi sử dụng công cụ Google Tag Manager, một phiên bản lưu trữ mới sẽ được tạo ra và giữ lại. Quá trình này giúp cho người dùng dễ dàng quay lại phiên bản cũ bất cứ lúc nào nếu xảy ra vấn đề với phiên bản mới.
Tính năng kiểm soát phiên bản được đánh giá là một trong những tính năng lý tưởng nhất khi vừa có thể giữ lại các thẻ đã được kiểm duyệt, vừa làm cho công đoạn xử lý sự cố trở nên đơn giản hơn. Ngoài ra, với tính năng này bạn cũng sẽ dễ dàng thực hiện các cài đặt tương tự trên các vùng chứa mới của Google Tag Manager (Google Tag Manager container).
Quản lý người dùng và quản lý cấp phép
Người dùng có thể dễ dàng thao tác đặt quyền cá nhân và kiểm soát nội bộ nhờ vào công cụ hỗ trợ Google Tag Manager. Những chỉ tiêu quan trọng như quản lý những đối tượng có khả năng thay đổi trang web, hỗ trợ tạo thẻ, tạo lệnh và xây dựng quy tắc đều nằm trong khả năng trợ giúp của tính năng quản lý cấp phép do Google Tag Manager thực hiện.
Thẻ tích hợp
Công cụ hỗ trợ Google Tag Manager thường xuất hiện trong mối liên kết với một số tag tích hợp cần thiết cho Google Analytics (Classic và Universal). Chuyển đổi Ads, những loại quảng cáo chỉ hiển thị với đối tượng nào đã truy cập vào trang web của bạn và còn nhiều hơn vậy.
Với tính năng này, ngay cả những đội nhóm marketing thiếu kinh nghiệm mã hóa vẫn có khả năng tùy chỉnh được các thẻ cần thiết. Chỉ bằng cách sử dụng một vài dữ liệu chủ yếu mà không cần thiết phải tiến hành các loại mã hóa phức tạp hay tận dụng sự giúp đỡ của nhà phát triển.
Chức năng với Google Analytics
Đối với các thẻ tích hợp quan trọng, Google Analytics là một trong những thẻ được Google Tag Manager cho phép người dùng triển khai cài đặt cơ bản thông qua Trình quản lý thẻ của Google. Hệ thống Google Tag Manager bao gồm danh sách mẫu thẻ có thể cung cấp cho người dùng toàn bộ mọi tùy chọn bạn sở hữu ở bản Google Analytics trước đây. Thêm vào đó, công cụ này cũng thể hiện sự tương thích rõ rệt với mã onsite cũ hơn, giúp người dùng được quyền theo dõi sự kiện, lướt xem trang và theo dõi tên miền chéo tùy thích.
Theo dõi sự kiện
Theo định nghĩa chuyên ngành, hoạt động theo dõi sự kiện được xem là có liên quan đến việc thêm mã vào trang web chính. Mục đích là nhằm để thuận tiện hơn trong việc theo dõi các sự kiện của khách hàng khi truy cập vào trang web, ví dụ như click chuột, xem video hay gửi biểu mẫu.
Tính năng theo dõi sự kiện của Google Tag Manager thực hiện dưới chế độ hoàn toàn tự động. Do vậy người dùng không cần thiết phải thực hiện gắn thẻ thủ công đối với từng liên kết mà mình muốn theo dõi. Thay vào đó, bạn có thể thể hiện mục tiêu các liên kết hoặc nút bằng cách diễn giải thông qua những thuộc tính có sẵn trên liên kết, hoặc bằng phương án khác là sử dụng đến cấu trúc đặt tên chuẩn.
Ưu điểm của công cụ Google Tag Manager
Giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà phát triển web
Tính từ thời điểm ra mắt cho tới hiện nay, một trong số những lợi ích lớn nhất mà Trình quản lý thẻ của Google có thể mang lại cho người dùng. Đó là giúp các nhà tiếp thị triển khai thẻ dễ dàng hơn mà không còn phải dựa vào các nhà phát triển web để thực hiện như trước.
Bởi vì công việc của các nhà phát triển hầu như liên tục bận rộn với các dự án có mức độ quan trọng khác nhau, do đó nhu cầu gắn thẻ của bạn có thể sẽ bị gác sang một bên cho ưu tiên khác của họ. Nhưng với Trình quản lý thẻ của Google, người dùng không còn phải tiếp xúc trực tiếp với mã nguồn. Bởi vậy mà bất kỳ một nhà tiếp thị nào cũng đều có thể dễ dàng tự thêm và thực hiện thay đổi cho thẻ.
Đây là một ưu điểm rất lớn của công cụ hỗ trợ Google Tag Manager. Trong những tính huống cần thiết, người dùng chỉ việc sử dụng một thẻ duy nhất để thu thập dữ liệu trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nếu không nhờ sự hiện diện của Google Tag Manager, khả năng cao là bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn nếu muốn thẻ được thêm vào.
Hầu hết các doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ việc sử dụng công cụ
Bất kể một doanh nghiệp có hoạt động quy mô như thế nào cũng đều nằm trong diện có thể hưởng lợi ích tốt nhất từ Google Tag Manager. Lý do là bởi với sự trợ giúp từ trình quản lý thẻ của Google, hoạt động thêm và chỉnh sửa thẻ trở nên dễ dàng hơn nhiều trong khi không cần đến sự tham dự của nhà phát triển. Điều này có thể nói là sự hỗ trợ rất lớn đối với cho các doanh nghiệp nhỏ vốn không có nhiều đầu tư quy mô vào hỗ trợ kỹ thuật.
Nguyên nhân khác là bởi vì nhờ công cụ này mà các trang web dành cho doanh nghiệp đều có thể dễ dàng sử dụng nhiều loại thẻ hơn trước. Hoạt động kỹ thuật của Google Tag Manager sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý những nhân tố này dễ dàng hơn, cũng như cải thiện đáng kể tốc độ của trang web bằng cách giúp cho các thẻ được tải hiệu quả.
Bên cạnh đó, Google Tag Manager bao gồm tất cả các tính năng bảo mật mà một doanh nghiệp điển hình sẽ cần đến. Một tính năng cụ thể rất cần thiết cho hoạt động quản lý, đó là xác thực bảo mật hai yếu tố.
Dạng bảo mật này yêu cầu cả mật khẩu thông thường lẫn mã số mà bạn nhận được qua tin nhắn văn bản, cuộc gọi thoại hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động. Cuối cùng, nếu muốn người dùng cũng có thể kiểm soát quyền truy cập bằng cách cấp ra các đặc quyền khác nhau ở cả cấp tài khoản lẫn cấp vùng chứa.
Miễn phí và không giới hạn
Người dùng khi sử dụng trình quản lý thẻ của Google trên các trang web chuẩn đều không bị giới hạn về những dữ liệu thu được. Ngoài ra, Google Tag Manager còn có ứng dụng khá hữu ích trong hoạt động quản lý thẻ đối với các trang web Accelerated Mobile Pages – một chương trình mã nguồn mở do Google phát triển – lẫn ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động.
Hệ thống của trình quản lý thẻ này cũng bao gồm vô số các tính năng hữu dụng khác, điển hình như khả năng sử dụng không bị giới hạn, tài khoản và vai trò người dùng, quy tắc kích hoạt thẻ và thẻ được hỗ trợ. Tất cả những tính năng này đều được cung cấp hoàn toàn miễn phí dành cho nhà tiếp thị.
Trình quản lý thẻ của Google không chỉ có thể sử dụng giới hạn trong các sản phẩm của Google. Người dùng được cấp quyền để hoàn toàn có thể sử dụng các thẻ được xác định trước khác, ví dụ như Marin, comScore, AdRoll và nhiều hơn tùy vào lựa chọn của bạn. Cuối cùng, Trình quản lý thẻ còn có thể được thêm vào không chỉ cho trang web của bạn, mà còn cho các ứng dụng iOS và Android của doanh nghiệp.
Nhược điểm của công cụ Google Tag Manager
Vẫn yêu cầu một số triển khai kỹ thuật
Tuy một trong số các ưu điểm của Google Tag Manager là giúp doanh nghiệp giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà phát triển, tuy nhiên có một thực tế là điều này không thể được loại bỏ hoàn toàn. Việc cần đến một chuyên gia trong lĩnh vực này vẫn vô cùng quan trọng với người dùng khi muốn thêm mã vùng chứa vào mỗi trang trong trang web chính.
Và mặc dù trình quản lý thẻ của Google cung cấp đa dạng về mẫu thẻ để người dùng chọn lựa, góp phần dễ dàng hóa cho công việc của doanh nghiệp. Thì các thẻ tùy chỉnh phức tạp hơn vẫn có thể sẽ yêu cầu đến sự trợ giúp của những người thực sự có chuyên môn về mã hóa.
Thẻ có thể làm chậm tốc độ trang web nếu được kích hoạt đồng bộ
Một vấn đề khác thường xuyên xảy ra khi kích hoạt các thẻ theo dõi truyền thống đồng bộ, đó là chúng có thể là nguyên nhân làm chậm tốc độ trang web. Một khi thẻ được kích hoạt đồng bộ, bất kỳ một thẻ load chậm nào đều sẽ làm chậm tất cả các thẻ khác đang chờ trên hệ thống. Và thời gian mà trang web bỏ ra để tải càng nhiều, thì càng có khả năng cao là công việc này cuối cùng sẽ kết thúc mà không đem lại chuyển đổi gì cho doanh nghiệp.
Tuy vậy, các thẻ được tạo ra trong trình quản lý thẻ của Google không được thiết lập đồng bộ theo mặc định. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi thẻ đều có khả năng được kích hoạt bất cứ khi nào sẵn sàng. Nếu người dùng có nhu cầu kiểm soát thứ tự kích hoạt của thẻ, tính năng năng sắp xếp thẻ và tính năng ưu tiên kích hoạt sẽ hỗ trợ cho nhà quản lý thực hiện điều đó.
Google Tag Manager có thể thay thế cho Google Analytics không?
Rất nhiều người dùng cảm thấy Google Tag Manager có khả năng thay thế được cho Google Analytics. Đáp án chính xác hoàn toàn ngược lại, điều này là không thể nào. Thực tế, công việc của cả hai công cụ này có liên kết nhất định với nhau.
Trong khi Google Tag Manager thực hiện những thay đổi cần thiết với Google Analytics bằng cách đưa ra cho công cụ nhiều dữ liệu cụ thể và hữu ích. Một khi sở hữu nguồn dữ liệu đầy đủ, Google Analytics sẽ cho kết quả gồm nhiều thông số có ích hơn.
Lý giải cho điều này khá đơn giản. Bởi vì Google Tag Manager cung cấp cho người dùng, với tư cách là một marketer, khả năng quản lý hiệu suất hoạt động và bám sát những chiến dịch marketing hoàn toàn mới.
Như đã đề cập ở trên, chức năng của Google Tag Manager là làm đơn giản hóa công đoạn đặt pixels và khiến cho hoạt động tracking code cần thiết trên trang web của bạn trở nên nhanh chóng hơn.
Đồng thời, bất kỳ dữ liệu báo cáo nào được đính lên Google Analytics đều có thể sửa đổi hoàn toàn nhờ công cụ Google Tag Manager. Nhà tiếp thị nhờ vào khả năng này mà có thể biết được hiệu quả của chiến dịch là tới đâu.
Cuối cùng, công cụ Google Tag Manager sẽ không giới hạn người dùng về số tag. Nhờ vậy, nhà tiếp thị có thể nắm bắt được cụ thể những hành động mà khách truy cập đang thực hiện trên website.
Hướng dẫn chi tiết cách triển khai Google Tag Manager
Cách cài đặt Google Tag Manager
Bước 1: Nhấp chuột vào mục Tạo tài khoản để bắt đầu tạo tài khoản trên Google Tag Manager
Bước 2: Hoàn tất thông tin về tên tài khoản và quốc gia tương ứng của người dùng. Tại khoảng trống dành để thiết lập vùng chứa, người dùng điền website của mình vào (lưu ý website không chứa http:// hay https://), chọn nơi sử dụng vùng chứa là web.
Bước 3: Tiếp theo, người dùng sẽ nhận được 2 đoạn mã do Google Tag Manager gửi đến. Đối với đoạn đầu tiên bạn dán trong phần <head>, đoạn thứ hai bạn dán vào trước thẻ </body>. Nếu kinh nghiệm chuyên môn của bạn không chắc chắn, tốt nhất bạn nên nhờ những người có kiến thức về IT gắn giúp cho mình.
Bước 4: Gắn xong đoạn mã do hệ thống gửi tới, người dùng truy cập vào trình quản lý Google Tag Manager để bấm nút Gửi. Thời điểm này hệ thống sẽ tự động cập nhật mã trên website cho bạn.
Cách cài đặt Google Analytics qua công cụ Google Tag Manager
Bước 1: Người dùng tiến hành truy cập vào phần Biến xuất hiện ở thanh công cụ phía bên trái màn hình, nhấp chuột vào Thêm biến mới.
Bước 2: Thực hiện đặt tên cho biến này là Google Analytics, chọn ngay biến là Google Analytics xuất hiện phía bên phải màn hình.Người dùng bắt đầu với thao tác thêm biến mới.
Bước 3: Tiếp theo, người dùng vào đăng ký tài khoản Google Analytics cho website của mình để lấy được ID theo dõi. Copy mã ID theo dõi này rồi dán vào phần biến Google Analytic trong Google Tag Manager và thao tác để biến này được lưu lại.
Bước 4: Người dùng truy cập vào mục Thẻ. Nhấp chuột chọn Mới để hệ thống nhận lệnh tạo thẻ Google Analytics.
Bước 5: Người dùng thực hiện đặt tên của thẻ là Google Analytics, nhấp chuột vào phần chọn thẻ sau đó chọn thẻ Google Analytics. Phía bên phải màn hình sẽ xuất hiện những thẻ phổ biến mà hệ thống công cụ đề xuất cho người dùng, bao gồm cả thẻ Google Adwords, Google Optimize, Hotjar,…, tuy nhiên với mục đích ban đầu thì người dùng chọn Google Analytics – Universal Analytics.
Bước 6: Trong mục cài đặt Google Analytics – Universal Analytics, người dùng thao tác để biến cài đặt được chọn cuối cùng là Google Analytics. Đây chính là biến mà với thao tác trước người dùng đã cài đặt được, với ID theo dõi lấy từ tài khoản Google Analytics.
Bước 7: Tại mục kích hoạt, người dùng nhấp chọn All Page, sau đó click chuột tại nút Lưu để hệ thống lưu cài đặt thẻ.
Bước 8: Để hoàn tất quá trình cài đặt Google Analytics, người dùng nhấp chuột bấm vào nút Gửi. Nếu dạng thẻ đã cài đặt là thẻ của Google thì người dùng có thể kiểm tra hoạt động của thẻ bằng Google Tag Assistant. Đối với những thẻ của Facebook thì tiến hành kiểm tra bằng add on Facebook Pixel Helper.
Cách để kiểm tra các thẻ có hoạt động hay không
Để kiểm tra lại quá trình cài đặt Google Tag Manager có được thực hiện đúng hay không và liệu công cụ đã hoạt động được chưa. Người dùng tiến hành cài đặt công cụ Google Tag Assistant vào trình duyệt Chrome của mình.
Sau khi hoàn tất việc cài đặt, tiếp theo người dùng truy cập vào trang web của mình, kích hoạt biểu tượng Tag Assistant đã được tích hợp trên thanh công cụ.
Nếu thẻ Tag Manager hiện ra màu vàng hoặc màu xanh như hình, nghĩa là quá trình cài đặt Google Tag Manager của người dùng đã thành công.
Còn nếu thẻ Tag Manager xuất hiện màu đỏ, nghĩa là quá trình cài đặt đã xảy ra vấn đề nên chưa thành công. Người dùng nên tiến hành kiểm tra lại đối với vị trí đặt thẻ của mình.
Hướng dẫn sử dụng những tiện ích khác trên Google Tag Manager
Những tính năng hữu dụng tồn tại ở công cụ Google Tag Manager không chỉ dừng lại ở việc quản lý thẻ không phải là toàn bộ lợi ích mà Google Tag Manager. Một trong những tính năng nổi bật được người dùng đánh giá cao ở công cụ này, không gì khác ngoài. tracking event những sự kiện cơ bản.
Vậy cụ thể chức năng này của Google Tag Manager là gì? Hiểu theo một cách đơn giản, thì thông qua việc kích hoạt tính năng này, người dùng sẽ nắm được số liệu bao nhiêu người click vào đường dây nóng, số lượng bao nhiêu khách hàng đã bấm vào nút Button, bao nhiêu người đã đọc hết nội dung bài biết,… và những thông tin tương tự khác. Với tính năng này, người dùng cũng có thể thống kê được số lượt truy cập vào những Anchor Text cho mỗi từ khóa thuộc Link nội bộ.
Tùy vào mục đích hoạt động và đường lối phát triển mà một nhà tiếp thị điển hình sẽ lựa chọn hình thức theo dõi chuyển đổi phù hợp. Thông thường, hoạt động được người dùng lựa chọn nhiều nhất chính là click vào vị trí (Hotline, Button) và chỉ số cuộn trang. Chỉ số click Hotline hay Button được doanh nghiệp đo lường để lấy làm cơ sở thống kê hiệu quả của một chiến dịch bán hàng bất kỳ.
Với những nhu cầu cần lấy traffic để làm chỉ số đo lường hiệu quả cho hoạt động trong lĩnh vực SEO hay quảng bá Website, thì việc đo lường chỉ số mới này sẽ là một trong những hoạt động mà bạn nên tìm hiểu. Bởi vì trong khi traffic phản ánh những người dùng đang truy cập website chỉ với mong muốn được sở hữu sản phẩm đó, thì những người click vào Hotline hay Button mới là những người có tiềm năng trở thành khách hàng thực sự cao nhất.
Dưới đây là những hướng dẫn về tracking Event: Click Hotline – Button và tỷ lệ cuộn trang chi tiết cho bạn đọc tham khảo.
Tracking Event: Click Hotline và Button
Bước 1: Truy cập vào phần Biến, nhấp chuột chọn Định cấu hình.
Bước 2: Đánh dấu vào định cấu hình tích hợp phần click chuột và cuộn theo hình hướng dẫn.
Bước 3: Truy cập vào phần Trình kích hoạt, nhấp chuột vào mục Mới.
Bước 4: Người dùng tiến hành đặt tên cho trình kích hoạt là “Click Hotline”, tiếp theo click chuột chọn “Tất cả các yếu tố”.
Bước 5: Lựa chọn Một số nhấp chuột, đặc biệt người dùng nên chú ý 3 ô ngay bên dưới.
Ô đầu tiên thể hiến những biến mà bạn đã cài đặt, tùy vào mục đích sử dụng của bạn để chọn loại biến phù hợp với mình. Hai loại biến thông dụng nhất ở giai đoạn này thường được người dùng chọn là Click Url hay Click Text bởi vì tính chất dễ thực hiện. Một số loại biến được đề cập ở đây, ví dụ như click vào ID hay Click vào Class, yêu cầu người dùng phải có hiểu biết cơ bản về code thì mới sử dụng được 2 loại biến này.
Bước 6: Sau khi thành công tạo trình kích hoạt, người dùng tiếp tục tiến hành công đoạn cuối cùng là tạo thẻ cho trình kích hoạt đó. Truy cập vào phần Thẻ để tạo một thẻ Google Analytics – Universal Analytics, hoàn tất dữ liệu theo hình hướng dẫn, nhấp chọn Kích hoạt All Page và cuối cùng là thực hiện lưu lại để hoàn tất toàn bộ quá trình.
Tracking Event: tỷ lệ cuộn trang
Bước 1: Vẫn ở phần trình kích hoạt, người dùng nhấp chọn Tạo mới trình kích hoạt. Giả sử người dùng đang có nhu cầu đo lường số người cuộn trang được 90% thì phần tên cần đặt cho trình kích hoạt sẽ là cuộn trang 90, lựa chọn phần trình kích hoạt là chiều sâu cuộn.
Bước 2: Sau khi trình kích hoạt được tạo thành công, người dùng tiếp tục tạo một thẻ Google Analytics – Universal Analytics mới trong phần Thẻ.
Bước 3: Nhấp chọn Lưu lại và Gửi để hoàn tất quá trình này.
Một lưu ý dành cho người dùng là bạn nên tiến hành đo lường đối với cả số người cuộn 10%, 40-50% để có cái nhìn tổng quan hơn về việc khách hàng ở lại như thế nào trên trang web của mình. Quá trình để thực hiện cũng tương tự như tạo sự kiện cuộn trang 90% ở trên.
Sau khi Tracking Event thành công, người dùng có thể thoát ra ngoài website, nhấp chọn mục Hotline/ cuộn trang. Sau đó kích hoạt Google Tag Assistant để kiểm tra xem Event đã hoạt động được hay chưa.
Nếu muốn kiểm tra số lượng đo lường, người dùng truy cập vào Google Analytics, nhấp chọn mục Hành Vi, sau đó chọn Sự Kiện để xem kết quả.
Lời kết
Google Tag Manager là trình quản lý thẻ miễn phí của Google. Với sự hỗ trợ từ công cụ này sẽ cho phép người dùng được quản lý nhiều tracking tags cùng lúc. Không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống công cụ cũng có khả năng theo dõi hành vi và chuyển đổi của người dùng, tạo ra nền tảng phân tích trong digital marketing.
Có thể thấy được những lợi ích đáng kể mà trình quản lý thẻ của Google cung cấp cho người sử dụng. Do vậy, việc nắm bắt được những kỹ năng để sử dụng tốt công cụ Google Tag Manager sẽ giúp bạn có được hành trang tốt nhất cho công việc của mình.
Một hệ thống cho phép dùng miễn phí mà hiệu quả mang lại vô cùng cao, tại sao bạn lại không thử sử dụng chứ?
Hi vọng với những thông tin mà SPSEO đã cung cấp trên đây, độc giả có thể nắm được kiến thức cơ bản về Google Tag Manager, cũng như cách thiết lập và sử dụng công cụ sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời có thể ứng dụng được những tính năng hữu ích của công cụ tuyệt vời này vào hoạt động kinh doanh của mình để ngày càng thành công hơn nữa nhé!